DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Đồng uỷ quyền nhưng chỉ một người ký được không

Căn cứ tại Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về khái niệm hợp đồng ủy quyền như sau:

Điều 562. Hợp đồng ủy quyền

Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”

Có thể thấy, bản chất của hợp đồng nói chung và hợp đồng ủy quyền nói riêng là sự thỏa thuận giữa các bên. Hợp đồng chỉ có thể được tạo lập khi có sự gặp gỡ ý chí giữa các bên.

Mặt khác, hợp đồng ủy quyền có hiệu lực nếu thỏa các điều kiện quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015.

Bên cạnh đó, căn cứ Điều 400 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản như sau:

Điều 400. Thời điểm giao kết hợp đồng

[…] 4. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản. […]”

Như vậy, đối với hợp đồng được thể hiện dưới hình thức văn bản, việc ký tên đồng nghĩa với sự chấp nhận, thống nhất về ý chí và nội dung mà các bên tham gia hợp đồng đã thỏa thuận.

Tuỳ vào tình huống có thể xảy ra 2 trường hợp như sau:

Một là, nếu bên ủy quyền gồm hai cá nhân có sự thỏa thuận, thống nhất với nhau bằng văn bản hay bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương về việc để một trong hai người đại diện ký hợp đồng ủy quyền thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực pháp luật;

Hai là, nếu bên ủy quyền gồm hai cá nhân không có sự thỏa thuận, thống nhất với nhau bằng văn bản hay bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương về việc để một trong hai người đại diện ký hợp đồng ủy quyền thì mỗi cá nhân uỷ quyền phải có ý kiến và chịu trách nhiệm về việc uỷ quyền của mình thông qua việc xác lập chữ ký của từng người. Nếu chỉ có một người ký thì chỉ phần ủy quyền của người đã ký có hiệu lực pháp luật, còn phần ủy quyền của người không ký xem như không thỏa điều kiện có hiệu lực pháp luật.

  •  499
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…