DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Đối tượng nữ là công chức nghỉ thai sản không được hưởng những phụ cấp gì?

Phụ cấp công chức nữ không được hưởng

Công chức nữ nghỉ thai sản - Ảnh minh họa

Trong thời gian nghỉ thai sản, người lao động được hưởng chế độ từ Bảo hiểm xã hội, tuy nhiên đối với công chức, thời gian hưởng Bảo hiểm xã hội có ảnh hưởng gì đến các phụ cấp khác hay không?

Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định đối tượng áp dụng các chính sách của luật này bao gồm:

“Điều 2. Đối tượng áp dụng

c) Cán bộ, công chức, viên chức

…”

Đối với Bảo hiểm xã hội, nữ công chức, viên chức được hưởng những quyền lợi khác như với lao động thông thường.

Tuy nhiên, đặc thù của công chức, viên chức là ở mỗi ngành nghề, mỗi khu vực đều có chính sách riêng, quy định cụ thể như sau:

Phụ cấp công vụ áp dụng với tất cả công chức

Phụ cấp công vụ được quy định tại Nghị định 34/2012/NĐ-CP, trong đó:

Khoản 2 Điều 4 Nghị định quy định thời gian không được tính hưởng phụ cấp công vụ, bao gồm:

- Thời gian đi công tác, làm việc học tập ở nước ngoài được hưởng 40% tiền lương theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;

- Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;

Thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

- Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam.

Theo đó, thời gian hưởng BHXH, công chức không được hưởng phụ cấp công vụ.

Phụ cấp thu hút dành cho công chức đang công tác và đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

Thực hiện theo Thông tư 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT, Nghị định 76/2019/NĐ-CP  theo đó:

Khoản 3 Điều 13 Nghị định 76 Hướng dẫn thời gian không tính hưởng các phụ cấp, trợ cấp quy định tại Nghị định này bao gồm:

- Thời gian đi công tác, làm việc, học tập không ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ 01 tháng trở lên;

- Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;

- Thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

- Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam.

Thời gian nghỉ thai sản được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, nghĩa là phụ cấp thu hút không được áp dụng trong thời gian này.

Ngoài ra, những phụ cấp, trợ cấp khác tại Nghị định 76/2019/NĐ-CP đều không được áp dụng trong thời gian nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội (trong đó có nghỉ thai sản).

Phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập

Thực hiện theo Nghị định 56/2011/NĐ-CPThông tư 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC

Trong đó Điều 3 Thông tư 02 quy định thời gian không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi là:

- Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định 204/2004/NĐ-CP;

- Thời gian đi học tập ở trong nước liên tục trên 3 tháng, không trực tiếp làm chuyên môn y tế theo nhiệm vụ được phân công đối với công chức, viên chức;

- Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 1 tháng trở lên;

- Thời gian nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

- Thời gian tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác hoặc đình chỉ làm chuyên môn y tế từ 1 tháng trở lên.

- Thời gian được cơ quan có thẩm quyền điều động đi công tác, làm việc không trực tiếp làm chuyên môn y tế liên tục từ 1 tháng trở lên.

Công chức nữ trong các cơ sở y tế công lập sẽ không được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề trong thời gian nghỉ thai sản

Những phụ cấp trợ cấp tại từng ngành nghề sẽ có quy định thời gian không tính hưởng khác nhau.

Mời bạn đọc đóng góp những phụ cấp không được hưởng trong thời gian nghỉ thai sản.

  •  1265
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…