DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Đối tượng nào được tham gia làm hội thẩm nhân dân trong một phiên tòa?

Hội thẩm nhân dân được hiểu là Người được bầu hoặc cử theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án.

Để trở thành Hội thẩm nhân dân phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 85 Luật tổ chức tòa án nhân dân 2014 như sau:

  •  Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có uy tín trong cộng đồng dân cư, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.
  •  Có kiến thức pháp luật.
  • Có hiểu biết xã hội.
  • Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Đối với một số vụ án có tính chất khác nhau mà tiêu chí lựa chọn Hội thẩm nhân dân sẽ khác nhau như:

Vụ án dân sự: 

Điều 63 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định:

Đối với vụ án có đương sự là người chưa thành niên thì phải có Hội thẩm nhân dân là người đã hoặc đang công tác tại Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em.

Đối với vụ án lao động thì phải có Hội thẩm nhân dân là người đã hoặc đang công tác trong tổ chức đại diện tập thể lao động hoặc người có kiến thức về pháp luật lao động.

Vụ án Hình sự:

Điều 423 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định: 

Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án phải có một Hội thẩm là giáo viên hoặc cán bộ Đoàn thanh niên hoặc người có kinh nghiệm, hiểu biết tâm lý người dưới 18 tuổi.

Hội thẩm nhân dân có trách nhiệm gì trong các phiên tòa?

Căn cứ Điều 89 Luật tổ chức tòa án nhân dân 2014 quy định trách nhiệm của hội thẩm nói chung và hội thẩm nhân dân nói riêng như sau:

  • Trung thành với Tổ quốc, gương mẫu chấp hành Hiến pháp và pháp luật.
  • Tham gia xét xử theo sự phân công của Chánh án Tòa án mà không được từ chối, trừ trường hợp có lý do chính đáng hoặc do luật tố tụng quy định.
  • Độc lập, vô tư, khách quan trong xét xử, góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân.
  • Tôn trọng nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân.
  • Giữ bí mật nhà nước và bí mật công tác theo quy định của pháp luật.
  • Tích cực học tập để nâng cao kiến thức pháp luật và nghiệp vụ xét xử.
  • Chấp hành nội quy, quy chế của Tòa án.
  • Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật bãi nhiệm hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.
  • Hội thẩm trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình mà gây thiệt hại thì Tòa án nơi Hội thẩm đó thực hiện nhiệm vụ xét xử phải có trách nhiệm bồi thường và Hội thẩm đã gây thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn cho Tòa án theo quy định của pháp luật.

 

  •  937
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…