DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Doanh nghiệp xã hội và những điều cần biết

1. Doanh nghiệp xã hội là gì?

Khoản 1 điều 2 Nghị định 47/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp xã hội được định nghĩa như sau: “Doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp đáp ứng tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Doanh nghiệp”.

Theo đó, các tiêu chí để trở thành doanh nghiệp xã hội bao gồm:

 - Đăng ký thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp;

- Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng;

- Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký.

2. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội được quy định tại khoản 2 điều 10 Luật Doanh nghiệp 2020, như sau:

Điều 10. Tiêu chí, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội

...

2. Ngoài quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp theo quy định của Luật này, doanh nghiệp xã hội có quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Chủ sở hữu, người quản lý doanh nghiệp xã hội được xem xét, tạo thuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ và giấy chứng nhận có liên quan theo quy định của pháp luật;

b) Được huy động, nhận tài trợ từ cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và tổ chức khác của Việt Nam, nước ngoài để bù đắp chi phí quản lý, chi phí hoạt động của doanh nghiệp;

c) Duy trì mục tiêu hoạt động và điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này trong suốt quá trình hoạt động;

d) Không được sử dụng các khoản tài trợ huy động được cho mục đích khác ngoài bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã đăng ký;

đ) Trường hợp được nhận các ưu đãi, hỗ trợ, doanh nghiệp xã hội phải định kỳ hằng năm báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

3. Hồ sơ và trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội

Doanh nghiệp xã hội bao gồm các loại hình: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần và công ty hợp danh. Khi thành lập doanh nghiệp xã hội theo loại hình nào thì người thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ theo quy định cho từng loại hình doanh nghiệp. Ngoài ra, kèm theo hồ sơ thành lập doanh nghiệp xã hội cần phải có Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường.

Đối với Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường sẽ do những người sau đây ký (Khoản 1 điều 28 Nghị định 01/2021/NĐ-CP):

- Đối với doanh nghiệp tư nhân: chủ doanh nghiệp tư nhân;

- Đối với công ty hợp danh: các thành viên hợp danh;

- Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn: các thành viên là cá nhân; người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền đối với thành viên là tổ chức;

- Đối với công ty cổ phần:

  • Cổ đông sáng lập là cá nhân;
  • Cổ đông khác là cá nhân nếu cá nhân này đồng ý với nội dung cam kết và mong muốn ký vào bản cam kết này;
  • Người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông sáng lập là tổ chức;
  • Người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông khác là tổ chức nếu cổ đông này đồng ý với nội dung cam kết và mong muốn ký vào bản cam kết này.

Trình tự và thủ tục đăng ký doanh nghiệp xã hội được thực hiện theo quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp.

  •  348
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…