DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Doanh nghiệp không được phép kỷ luật người lao động bằng 4 hình thức sau đây!

Khi nhận thấy người lao động có những sai phạm với quy định của công ty, hay thực hiện không tốt công việc được giao gây ra thiệt hại, người sử dụng lao động được quyền xử lý kỉ luật người lao động nhằm duy trì nề nếp công ty . Tuy có 04 hình thức xử lý kỷ luật mà pháp luật nghiêm cấm người sử dụng lao động không được áp dụng với người lao động. Đó là những hình thức nào?

Doanh nghiệp không được phép kỷ luật người lao động bằng 4 hình thức sau đây - Minh họa

Việc xử lý kỷ luật dù do doanh nghiệp quyết định nhưng phải tuân theo các quy định của pháp luật. Những hình thức xử lý kỷ luật được pháp luật cho phép được quy định tại điều 124 Bộ luật lao dộng 2019  bao gồm:

“Điều 124. Hình thức xử lý kỷ luật lao động

1. Khiển trách.

2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.

3. Cách chức.

4. Sa thải.”

Người sử dụng lao động chỉ được phép xử lý người lao động bằng 04 hình thức kỷ luật này. Trên thực tế, nhiều người sử dụng lao động đã không tuân thủ quy định của pháp luật khi xử lý người lao động bằng những hình thức không được phép. Trong đó có 04 hình thức kỷ luật mà pháp luật không cho phép người sử dụng lao động áp dụng với người lao động căn cứ Điều 127 Bộ luật này:

1. Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động.

2. Phạt tiền thay cho việc xử lý kỷ luật lao động

3. Cắt lương thay cho việc xử lý kỷ luật lao động.

4. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định

Quy định mới đã làm rõ thêm một số hành vi bị nghiêm cấm trong quá trình xử lý kỷ luật lao động so với Điều 128 Bộ luật lao động 2012 trước đây như:

- Cấm xâm phạm danh dự, tính mạng, uy tín của người lao động;

- Cấm xử lý kỷ luật đối với người lao động có hành vi vi phạm không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.

Có thể thấy, Bộ luật Lao động mới đã bổ sung thêm nhiều quy định nhằm bảo vệ hơn cho người lao động.

Điều 132 Bộ luật Lao động 2012 quy định về quyền của người lao động khi bị xử lý kỷ luật không thỏa đáng, xâm phạm quyền và lợi ích của mình. Theo đó, người lao động được yêu cầu giải quyết theo 2 cơ chế: khiếu nại  (theo thủ tục hành chính) và khởi kiện (theo thủ tục tư pháp).

Người lao động nên làm gì khi bị xử lý kỷ luật trái pháp luật?

Người lao động khi xét thấy hành vi xử lý kỷ luật là sai phạm, xâm phạm quyền và lợi ích của mình thì có quyền khiếu nại ( thủ tục hành chính) hoặc khởi kiện ( thủ tục tư pháp) căn cứ theo Điếu 131 Bộ luật lao động 2019 và điều 73 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

Cụ thể, người lao động khiếu nại lần đầu yêu cầu người sử dụng lao đông có thẩm quyền giải quyết. Thời hiệu khiếu nại là 180 ngày kể từ ngày nhận hoặc biết được quyết định căn cứ Khoản 1 Điều 7 và Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP

Nếu quá 30 ngày mà người sử dụng không giải quyết thì người lao động gửi đơn khiếu nại đến Chánh Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội  nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Nếu việc khiếu nại không thành, người lao động có thể làm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết. Lưu ý rằng trừ trường hợp bị kỷ luật theo hình thức sa thải thì những trường hợp còn lại, người lao động phải thực hiện hòa giải tại hòa giải viên lao động. Thời hiệu hòa giải là 06 tháng.

Trường hợp hoà giải không thành hoặc người sử dụng lao động không thực hiện phương án hòa giải hoặc hết 05 ngày làm việc mà hoà giải viên lao động không hoà giải thì người lao động khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết, thời hiệu yêu cầu là 01 năm kể từ ngày người lao động nhận quyết định xử lý kỷ luật không thỏa đáng.

Trên đây là thông tin về 04 hành vi xử lý kỷ luật mà pháp luật nghiêm cấm người sử dụng lao động thực hiện với người lao động cùng với hướng giải quyết mà người lao động có thể áp dụng khi nhận thấy mình có quyền và lợi ích bị xâm phạm từ quyết định trái pháp luật của người sử dụng lao động.

  •  541
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…