DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Đoàn viên không đóng phí công đoàn 12 tháng sẽ bị khai trừ

Đây là nội dung tại Quyết định 5130/QĐ-TLĐ, ngày 12/8/2022 về việc ban hành Quy định xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành. 
 
khai-tru-doan-vien-cong-doan
 
Theo đó, Quy định xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn có quy định nội dung vi phạm và áp dụng hình thức kỷ luật đối với đoàn viên công đoàn như sau:
 
Bằng hình thức khiển trách
 
Đoàn viên vi phạm một trong các trường hợp sau đây thì bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
 
- Không chấp hành và không thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam, nghị quyết, quyết định, quy định, kế hoạch, chương trình công tác... của công đoàn các cấp gây hậu quả ít nghiêm trọng.
 
- Không dự họp 50% trở lên sổ kỳ họp công đoàn trong một năm.
 
- Không đóng đoàn phí liên tục 6 tháng mà không có lý do chính đáng.
 
Bằng hình thức cảnh cáo
 
Đoàn viên vi phạm một trong các trường hợp sau đây thì bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo:
 
- Đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại tiết a khoản 1 Điều 25 Quyết định 5130/QĐ-TLĐ mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng.
 
- Không dự họp 70% trở lên số kỳ họp công đoàn trong một năm.
 
- Không đóng đoàn phí liên tục 9 tháng mà không có lý do chính đáng.
 
Bằng hình thức khai trừ
 
Đoàn viên vi phạm một trong các trường hợp sau đây thì bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
 
- Đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại tiết a khoản 2 Điều 25 Quyết định 5130/QĐ-TLĐ mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả rất nghiêm trọng.
 
- Không dự họp 90% trở lên sổ kỳ họp công đoàn trong một năm.
 
- Không đóng đoàn phí liên tục 12 tháng mà không có lý do chính đáng.
 
Thủ tục xử lý kỷ luật đối với đoàn viên công đoàn
 
Đoàn viên hoặc cán bộ công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận, cán bộ tổ công đoàn vi phạm quy định nội quy sẽ được xử lý theo trình tự sau:
 
Bước 1: Hướng dẫn kiểm điểm
 
Tô công đoàn, công đoàn bộ phận hoặc công đoàn cơ sở thành viên hướng dẫn viết kiểm điểm.
 
Đối tượng vi phạm viết kiểm điểm, tự nhận hình thức kỷ luật.
 
Bước 2: Tổ chức kiểm điểm và đề nghị xử lý kỷ luật
 
Tổ công đoàn, công đoàn bộ phận hoặc công đoàn cơ sở thành viên họp kiểm điểm, đối tượng vi phạm trình bày kiểm điểm, hội nghị góp ý kiến, kết luận, tiến hành bỏ phiếu đề nghị kỷ luật và báo cáo (kèm theo Tờ trình và hồ sơ) gửi ban thường vụ công đoàn cơ sở xem xét.
 
Ủy ban kiểm tra giúp ban thường vụ CĐCS nghiên cứu, tham mưu, đề xuất (nơi không có ủy ban kiểm tra thì đồng chí ủy viên ban chấp hành làm nhiệm vụ kiểm tra tham mưu, đề xuất).
 
Bước 3: Tiến hành xử lý kỷ luật và lưu hồ sơ
 
Ban thường vụ CĐCS họp thảo luận xem xét và tiến hành bỏ phiếu kỷ luật
 
Người có thẩm quyền thay mặt công đoàn cơ sở ký ban hành quyết định kỷ luật.
 
Lưu hồ sơ kỷ luật tại văn phòng CĐCS.
 
Bước 4: Thi hành kỷ luật
 
Tổ chức họp công bố quyết định kỷ luật tại công đoàn nơi có đổi tượng vi phạm.
 
Đối tượng vi phạm nếu không đồng ý thì có quyền khiếu nại theo quy định.
 
Quyết định kỷ luật có hiệu lực sau khi được công bố và được xóa kỷ luật sau 1 năm, tính từ ngày công bố quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật.
 
Xem thêm tại Quyết định 5130/QĐ-TLĐ có hiệu từ ngày 12/8/2022.
  •  500
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

2 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…