DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Độ tuổi thấp nhất để có thể nhận nuôi con nuôi là bao nhiêu?

Không ít trường hợp những cặp vợ chồng, hoặc một người đơn thân nào đó có công muốn nhận nuôi một đứa trẻ để làm con nuôi mình. Tuy nhiên việc tìm kiếm và nhận một đứa trẻ làm con nuôi không phải đơn giản. Vậy khi họ cần hỗ trợ đăng ký nhận con nuôi thì có thể liên hệ cơ quan nào.

1. Có nhu cầu nhận con nuôi thì đăng ký với Ủy ban xã nơi tạm trú được không?

Căn cứ theo Điều 16 Luật Nuôi con nuôi 2010 có quy định về việc đăng ký nhu cầu nhận con nuôi như sau:

"Công dân Việt Nam có nguyện vọng và đủ điều kiện nhận con nuôi theo quy định của Luật này nhưng chưa tìm được trẻ em để nhận làm con nuôi thì đăng ký nhu cầu nhận con nuôi với Sở Tư pháp nơi người đó thường trú; nếu có trẻ em để giới thiệu làm con nuôi thì Sở Tư pháp giới thiệu đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em đó thường trú để xem xét, giải quyết."

Theo đó, có hai vấn đề cần phải lưu ý ở đây là cơ quan tiếp nhận việc đăng ký nhu cầu nhận con nuôi là ở Sở Tư pháp, không có cơ quan thứ hai; đồng thời Sở Tư pháp này phải ở nơi đăng ký thường trú của người đang có nhu cầu muốn nhận con nuôi, ở nơi tạm trú là không được.

Như vậy, ai muốn đăng ký nhu cầu nhận con nuôi thì liên hệ Sở Tư pháp nơi thường trú, ở Ủy ban xã là không được.

2. Độ tuổi thấp nhất để có thể nhận nuôi con nuôi là bao nhiêu?

Căn cứ theo Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010 có quy định về điều kiện đối với người nhận con nuôi như sau:

"1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

d) Có tư cách đạo đức tốt.

3. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 điều này."

Theo đó về cơ bản một người muốn nhận con nuôi thì người này phải hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên. Tức độ tuổi thấp nhất khi nhận con nuôi là 20 tuổi (nhận một đứa trẻ chưa được 1 tuổi làm con nuôi).

Tuy nhiên tại khoản 3 Điều này cũng có nêu một trường hợp ngoại lệ như sau: Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 điều này.

Theo đó, đối với trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không cần phải đảm bảo điều kiện là hơn con nuôi 20 tuổi (tức có trường hợp chưa được 20 tuổi vẫn có thể nhận con nuôi là những người quy định ở khoản này).

Mặc khác dù không cần hơn con nuôi 20 tuổi nhưng vẫn phải đảm bảo điều kiện khi nhận con nuôi là có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Theo Điều 20 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định:

Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên.

Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các điều 22, 23 và 24 của Bộ luật này.

Theo đó, người từ đủ 18 tuổi trở lên sẽ có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp mất năng lực hành vi dân sự hoặc là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật này.

Như vậy, từ các quy định trên cho thấy người từ đủ 18 tuổi trở lên được phép nhận con nuôi (độ tuổi thấp nhất để nhận con nuôi).

  •  185
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…