DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Định nghĩa "Nồng độ cồn" và chữ "hoặc" trong luật phòng chống tác hại rượu bia, trong nghị định 100/2019/NĐ-CP

Sau khi đọc kĩ luật và nghị định nói trên, tôi có một số quan điểm sau. Tôi không phải dân luật nhưng rất muốn tìm hiểu sâu một chút, do đó cũng rất mong được các anh/chị góp ý.

A. Tính logic của chữ "HOẶC"

1. Bất cập là gì?
Luật Phòng chống tác hại rượu bia: Cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu HOẶC hơi thở có nồng độ cồn. Chữ HOẶC này nghĩa là dù sảy ra 1 trong hai trường hợp: hoặc có nồng độ cồn trong máu hoặc có nồng độ cồn trong hơi thở thì đều là vi phạm. Chữ "HOẶC" cũng được dùng trong nghị định 100/2019/NĐ-CP. Vậy ăn hoa quả có nồng độ cồn trong hơi thở muốn yêu cầu xét nghiệm máu để minh oan liệu có đúng luật? Trong máu không có nhưng trong hơi thở vẫn có thì vẫn là vi phạm vì Logic 1 or 0 vẫn là 1 cơ mà?!

2. Đề xuất hướng giải quyết:

Sắp tới cần đưa vào “Thông tư” hoặc “Quy trình kiểm tra, xử phạt” cách làm như sau: Sau 15 phút cho thổi lại lần 2, nếu còn chưa phục sau 15 phút nữa cho thổi lần 3 - Thế là hết cãi. Rượu bia thì còn lâu mới tan nồng độ cồn nên sau 30 phút không thể lọt được tội nhưng nếu thực sự là do ăn hoa quả, si rô, nước xúc miệng...hoặc những thứ khác không phải rượu bia thì sau 30 phút là nồng độ cồn về 0 (thực tế vài phút là tan hết và đã có người làm thực nghiệm, các bạn seach youtube là ra ngay)

B. Khái niệm "NỒNG ĐỘ CỒN"

1. Bất cập là gì?
Trong Luật phòng chống tác hại rượu bia, phần giải thích từ ngữ (điều 2) có Định nghĩa “ĐỘ CỒN” nhưng lại không định nghĩa “NỒNG ĐỘ CỒN”. Đây là một điều rất đáng tiếc, ảnh hưởng đến sự chặt chẽ của văn bản pháp luật. Về logic đời thường, ai cũng hiểu trong luật Phòng chống tác hại rượu bia thì “Nồng độ cồn” nói trong đó phải là do “Rượu bia” mới hợp lý. Bản thân định nghĩa “ĐỘ CỒN” – trong luật Phòng chống tác hại rượu bia cũng được định nghĩa là “hàm lượng...có trong rượu bia” (khoản 4 điều 2). Thế nhưng vì không định nghĩa nên gây tranh cãi khi ăn hoa quả cũng “dính” nồng độ cồn. Đấy chính là lý do mà nghị định 100/2019/NĐ-CP còn gặp kha khá ý kiến chưa đồng thuận.

2. Đề xuất phương án giải quyết:
- Ban hành Thông tư hướng dẫn, trong đó phần Giải thích từ ngữ nhất định phải định nghĩa rõ ràng “Nồng độ cồn” là gì? Và tất nhiên, vì chưa có trường hợp nào ăn vải, uống siro ho, ăn sầu riêng... mà bị say và mất khả năng kiểm soát hành vi nên “Nồng độ cồn” nên được định nghĩa gắn chặt với “bia và rượu”. Như thế cũng logic với tên luật là “Luật phòng chống tác hại bia rượu”.  
- Bổ sung điều khoản quy định: Trong trường hợp người dân khiếu nại tại chỗ, thì quy trình kiểm tra lại nồng độ cồn sẽ được tiến hành như đề xuất ở vấn đề thứ nhất (Thử lại nồng độ cồn tối đa 2 lần sau mỗi 15 phút).


C. SỰ LIÊN HỆ GIỮA CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT

Ngoài ra, vì phần căn cứ của nghị định 100/2019/NĐ-CP chưa nói đến “Luật phòng chống tác hại rượu bia” thì trong thông tư hướng dẫn (nếu ban hành) cũng cần đưa vào để mọi thứ được rõ ràng hơn cho người đọc luật.
Về vấn đề này, ở đây tôi cũng xin giải thích luôn vì có một số bạn cho rằng: do trong phần căn cứ của nghị định 100/2019/NĐ-CP không nói đến “Luật Phòng chống tác hại rượu bia” nên không có hiệu lực vì nó mâu thuẫn với điều 8, khoản 8 Luật giao thông đường bộ 2008. Xin thưa là không phải như thế. Nghị định vẫn có hiệu lực đấy ạ. Vì 2 điểm sau đây:

- Điểm thứ nhất: Điều 35 của Luật phòng chống tác hại rượu bia đã sửa đổi lại khoản 8, điều 8 của Luật giao thông đường bộ 2008

- Điểm thứ hai: Trong phần căn cứ của nghị định 100/2019/NĐ-CP có nói đến Luật giao thông đường bộ 2008.

Như vậy từ 2 điểm nêu trên, phải hiểu rằng, Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã căn cứ vào Luật giao thông đường bộ 2008 (đã được cập nhật khoản 8, điều 8 bởi Luật phòng chống tác hại rượu bia). Do đó không có mâu thuẫn nào ở đây về “nồng độ cồn” nữa cả.

  •  7223
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…