DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Đình công hợp pháp

 

Đình công hợp pháp

 

Từ việc chưa tìm hiểu các quy định của pháp luật, cũng như công đoàn chưa quan tâm đúng mực đến quyền và lợi ích của người lao động  mà hầu hết các cuộc đình công hiện nay đều là các cuộc đình công trái pháp luật, xảy ra với quy mô ngày càng lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến việc kinh doanh của doanh nghiệp.

Đình công, dinh cong hop phap, đình công hợp pháp, tổ chức đình công, quy định đình công, quy định đình công, dinh cong trai phep, đinh công trái phép

Đình công là một hiện tượng trong quan hệ lao động, xảy ra khi mâu thuẫn phát sinh giữa người lao động và người sử dụng lao động lên đến mức không thể giải quyết bằng các biện pháp thương lượng thông thường. Từ việc chưa tìm hiểu các quy định của pháp luật, cũng như công đoàn chưa quan tâm đúng mực đến quyền và lợi ích của người lao động  mà hầu hết các cuộc đình công hiện nay đều là các cuộc đình công trái pháp luật, xảy ra với quy mô ngày càng lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến việc kinh doanh của doanh nghiệp.

Đình công

Theo pháp luật Việt Nam, đình công được hiểu là “sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động để giải quyết tranh chấp lao động tập thể”.[i] Khác với sự tự ý bỏ việc của một cá nhân hay nhóm người lao động không được coi là đình công mà là hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

Xuất phát từ khái niệm trên, đình công phải thỏa mãn các đặc điểm sau:

Đình công là sự ngừng việc triệt để, điểm này thể hiện sự khác biệt giữa đình công với những sự ngừng việc không triệt để như ngừng việc lẻ tẻ, làm việc cầm chừng.

Đình công là sự ngừng việc có tính tổ chức. Tính tổ chức của một cuộc đình công thể hiện ở chỗ đình công được thực hiện với sự chỉ đạo, điều hành thống nhất của một cá nhân hay một nhóm người và sự phục tùng, phối hợp của những người khác. Pháp luật Việt Nam chỉ thừa nhận đình công là hợp pháp khi người lãnh đạo, tổ chức đình công là Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể lao động.

Đình công là sự ngừng việc nhằm giải quyết tranh chấp lao động tập thể. Đình công không nhằm mục đích giải quyết tranh chấp một cá nhân người lao động vì nó không thể hiện được mức độ, phạm vi cũng như những vi phạm về quyền và lợi ích của một mối quan hệ lao động. Khi có tranh chấp liên quan đến quyền và lợi ích của một cá nhân nào thì giải quyết về trình tự thủ tục đối với từng cá nhân.

Thời điểm phát sinh quyền đình công

Theo quy định pháp luật lao động, tập thể lao động chỉ được phép tiến hành đình công theo hai trường hợp sau:

Sau khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết mà hai bên vẫn còn tranh chấp hoặc hết thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không giải quyết thì  tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục để đình công nếu không yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết.

Trường hợp Hội đồng trọng tài lao động hòa giải không thành hoặc hết thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết mà Hội đồng trọng tài lao động không tiến hành hòa giải thì tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục để đình công.

Có thể nói, đình công là giải pháp cuối cùng khi quá trình giải quyết tranh chấp lao động tập thể lâm vào bế tắc.

Tuy nhiên, ở một số doanh nghiệp cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích và doanh nghiệp thiết yếu cho nền kinh tế quốc dân hoặc an ninh quốc phòng theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được phép đình công. Trong trường hợp có tranh chấp lao động tập thể thì yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết. Nếu một hoặc cả hai bên không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài lao động thì có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết.

Người lãnh đạo, tổ chức đình công

Đình công phải do Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời (sau đây gọi chung là Ban chấp hành công đoàn cơ sở) tổ chức và lãnh đạo. Đối với doanh nghiệp chưa có Ban chấp hành công đoàn cơ sở thì việc tổ chức và lãnh đạo đình công phải do đại diện được tập thể lao động cử và việc cử này đã được thông báo với công đoàn huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc tương đương (sau đây gọi chung là đại diện tập thể lao động).

Thủ tục tiến hành đình công

Đình công phải được tiến hành theo thủ tục sau:

1: Lấy ý kiến tập thể lao động và quyết định đình công

Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể lao động lấy ý kiến để đình công, quyết định thời gian và hình thức tổ chức lấy ý kiến để đình công và thông báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 1 ngày. Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể lao động ra quyết định đình công bằng văn bản và lập bản yêu cầu (yêu cầu đáp ứng hay giải quyết như thế nào) khi có ý kiến đồng ý của trên 50% tổng số người lao động đối với doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp có dưới 300 người lao động và trên 75% số người được lấy ý kiến đối với doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp có từ 300 người lao động trở lên.

Việc tổ chức lấy ý kiến có thể thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu hoặc lấy chữ ký. Nội dung lấy ý kiến để đình công bao gồm: những vấn đề tranh chấp lao động tập thể đã được cơ quan, tổ chức giải quyết nhưng tập thể lao động không đồng ý; thời điểm bắt đầu đình công, địa điểm đình công; việc đồng ý hay không đồng ý đình công.

- Đối với doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp có dưới 300 người lao động thì lấy ý kiến trực tiếp của người lao động.

- Đối với doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp có từ 300 người lao động trở lên thì lấy ý kiến của thành viên Ban chấp hành công đoàn cơ sở, Tổ trưởng tổ công đoàn và Tổ trưởng tổ sản xuất; trường hợp không có công đoàn cơ sở thì lấy ý kiến của Tổ trưởng, Tổ phó tổ sản xuất.

Quyết định đình công phải nêu rõ thời điểm bắt đầu đình công, địa điểm đình công, có chữ ký của đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể lao động; trường hợp là đại diện của Ban chấp hành công đoàn cơ sở thì phải đóng dấu của tổ chức công đoàn.

Bước 2: Trao bản yêu cầu

Song song với việc ra quyết định đình công, Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể lao động phải lập bản yêu cầu và chậm nhất là 5 ngày trước ngày bắt đầu đình công, phải cử nhiều nhất là 3 đại diện để trao quyết định đình công và bản yêu cầu cho người sử dụng lao động, đồng thời gửi 1 bản cho cơ quan lao động cấp tỉnh và một bản cho Liên đoàn lao động cấp Tỉnh.

Bản yêu cầu phải có những nội dung chủ yếu sau đây: những vấn đề tranh chấp lao động tập thể đã được cơ quan, tổ chức giải quyết nhưng tập thể lao động không đồng ý; kết quả lấy ý kiến đồng ý đình công; thời điểm bắt đầu đình công; địa điểm đình công; địa chỉ người cần liên hệ để giải quyết.

Đến thời điểm bắt đầu đình công đã được báo trước trong bản yêu cầu, nếu người sử dụng lao động không chấp nhận giải quyết yêu cầu thì Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể lao động tổ chức và lãnh đạo đình công.

Pháp luật quy định cuộc đình công thuộc một trong những trường hợp sau đây là bất hợp pháp:

1. Không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể;

2. Không do những người lao động cùng làm việc trong một doanh nghiệp tiến hành;

3. Khi vụ tranh chấp lao động tập thể chưa được hoặc đang được cơ quan, tổ chức giải quyết theo quy định của Bộ luật lao động.

4. Không lấy ý kiến người lao động về đình hoặc vi phạm các thủ tục đình công mà pháp luật quy định;

5. Việc tổ chức và lãnh đạo đình công không tuân theo pháp luật;

6. Tiến hành tại doanh nghiệp không được đình công thuộc danh mục do Chính phủ quy định;

7. Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công.

Mỗi bên có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án nhân dân cấp Tỉnh nơi xảy ra đình công xét tính hợp pháp của cuộc đình công trong quá trình đình công hoặc trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt đình công. Nếu vẫn chưa bằng lòng với quyết định của Tòa án nhân dân cấp Tỉnh, hai bên có quyền gửi đơn khiếu nại lên Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao về quyết định đó. Quyết định của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao là quyết định cuối cùng về xét tính hợp pháp của cuộc đình công.

Trong trường hợp Tòa án nhân dân kết luận cuộc đình công là trái pháp luật, tập thể lao động phải ngừng ngay cuộc đình công và trở lại làm việc chậm nhất là 01 ngày, sau ngày Tòa án công bố quyết định. Người lao động không ngừng đình công, không trở lại làm việc thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật lao động. Nếu cuộc đình công bất hợp pháp gây thiệt hại cho người sử dụng lao động thì tổ chức, cá nhân tham gia đình công có lỗi phải bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động.

PLF.vn

Nguồn bài viết: http://plf.vn/tin-tuc/68/dinh-cong-hop-phap

  •  24927
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…