DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Điều kiện và phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

Pháp nhân là một tổ chức có cơ cấu rõ ràng, có tư cách độc lập khi tham gia các quan hệ xã hội. Chính vì vậy, pháp nhân thông qua chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình để đưa ra đường lối hoạt động, phân công vai trò, vị trí cho cá nhân trong tổ chức. Pháp nhân là một thực thể xã hội khác với cá nhân; bản thân pháp nhân không thể tự mình trực tiếp thực hiện được tội phạm, mà phải thông qua hành vi của các chủ thể hoạt động trong pháp nhân. 

 

Quy định tại điều 75 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 xác định pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện: 

Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại;

Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;

Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại;Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.

Như vậy có thể hiểu hành vi phạm tội của pháp nhân có thể được thực hiện dưới hình thức hành động hoặc không hành động. Tuy nhiên, hành vi phạm tội đó phải nhân danh pháp nhân. Mặc dù pháp nhân hoạt động thông qua hành vi của cá nhân, nhưng những hành vi đó tạo ra quyền và nghĩa vụ của pháp nhân. Đồng thời hành vi của những cá nhân đó được coi là hành vi và ý chí của pháp nhân, xâm hại đến các quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ. Hành vi phạm tội đó phải vì lợi ích của pháp nhân. Pháp nhân là chủ thể hưởng lợi từ hành vi phạm tội, các cá nhân nhân danh thực hiện hành vi vì mục đích, lợi ích chung của pháp nhân. Những lợi ích này có thể là tài sản, tiền bạc, và cũng có thể là những lợi ích vật chất khác.

 

Trách nhiệm hình sự của pháp nhân là vấn đề mới, hết sức phức tạp, do vậy để đảm bảo sự thận trọng trong quy định chính sách mới, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm từ một số quốc gia khác, BLHS đã xác định giới hạn áp dụng chế định trách nhiệm hình sự của pháp nhân theo hướng hẹp cả về chủ thể lẫn loại tội mà pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự. BLHS quy định pháp nhân thương mại chỉ chịu trách nhiệm hình sự về một số tội phạm được quy định cụ thể bao gồm 33 tội. Việc quy định như vậy sẽ tạo thuận lợi cho việc áp dụng, dễ dàng trong thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm.

 
  •  422
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…