DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

ĐIỀU KIỆN, THỦ TỤC XIN ĐƠN PHƯƠNG LY HÔN VỚI 1 NGƯỜI MẤT TÍCH

  1. CƠ SỞ PHÁP LÝ
  1. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
  2. Bộ luật dân sự năm 2005.
  3. Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2011.

 

  1. ĐIỀU KIỆN THỤ LÝ VỤ ÁN LY HÔN ĐỐI VỚI MỘT NGƯỜI MẤT TÍCH

Căn cứ vào khoản 2 Điều 78 BLDS 2005 và K2 Điều 89 Luật HNGĐ 2014: Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn.

Căn cứ theo khoản 2 điều 78 BLDS 2005 quy định “Khi một người biệt tích hai năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích..”

Như vậy, điều kiện để Tòa án thụ lý giải quyết vụ án ly hôn đối với 1 người bị mất tích phải có  đủ điều kiện về thời gian là vợ (hoặc chồng) của người bị tuyên bố mất tích biệt tích hai năm liền trở lên và làm đơn yêu cầu tuyên bố mất tích.

 

  1. THỦ TỤC XIN ĐƠN PHƯƠNG LY HÔN ĐỐI VỚI MỘT NGƯỜI BỊ TUYÊN BỐ MẤT TÍCH
  1. Cơ quan thực hiện.

- Căn cứ theo quy định tại điểm a, khoản 1 và điểm a, khoản 2 điều 33 BLTTDS thì Tòa án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tranh chấp về hôn nhân và gia đình và có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu thông báo tìm người vắng mặt tại nơi cư trú, yêu cầu tuyên bố một người mất tích, yêu cầu tuyên bố một người là đã chết.

- Căn cứ theo điểm a khoản 1 điều 35 BTTDS thì nguyên đơn phải nộp đơn xin đơn phương ly hôn tại Tòa án nơi bị đơn cư trú.

 

  1. Trình tự thực hiện.

               Đương sự phải làm đơn yêu cầu tuyên bố mất tích trước, sau đó Tòa án mới thụ lý giải quyết vụ án ly hôn.

 

  1. Thành phần hồ sơ.
  • Thủ tục tuyên bố một người mất tích theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự được quy định như sau:

- Căn cứ theo điều 330 BLTTDS sửa đổi bổ sung năm 2011, hồ sơ yêu cầu tuyên bố một người mất tích gồm:

+ Đơn yêu cầu tuyên bố mất tích;

+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh người bị tuyên bố mất tích đã biệt tích hai năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hoặc đã chết và chứng minh cho việc yêu cầu đã áp dụng đầy đủ thông báo tìm kiếm.

Trong trường hợp trước đó đã có quyết định của Toà án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú thì phải có bản sao quyết định đó.

 

Các chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố mất tích đã biệt tích 2 năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hoặc đã chết: có thể là sự xác nhận của công an địa phương (cấp xã) về việc người đó đã đi khỏi nơi đăng ký thường trú đã quá 2 năm liền mà hiện nay không biết họ ở đâu, công an cũng đã xóa hộ khẩu thường trú (nếu có)...

Các chứng minh cho việc người yêu cầu đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm, như đăng báo tìm kiếm trên báo hằng ngày của trung ương trong 3 số liên tiếp và phát sóng trên đài phát thanh hoặc đài truyền hình trung ương 3 lần trong 3 ngày liên tiếp. (theo quy định tại điều 331 BLTTDS)

Như vậy, để thuận lợi cho việc xin tuyên bố công dân mất tích, cách tốt nhất là sau khi biết chồng (hoặc vợ) bỏ nhà ra đi, người vợ (chồng) phải trình báo ngay với công an địa phương, đồng thời đăng tin tìm kiếm trên báo và đài theo quy định trên đây để có cơ sở yêu cầu công an xác nhận, cũng như có căn cứ để tính mốc thời gian 2 năm theo quy định của pháp luật.

 

  • Thủ tục, hồ sơ đơn phương ly hôn gồm:

-           Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

-           Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của vợ và chồng (nguyên đơn và bị đơn) (bản sao có chứng thực);

-           Giấy khai sinh của các con (bản sao có chứng thực);

-           Bản sao Hộ khẩu thường trú, tạm trú của nguyên đơn và bị đơn;

-           Đơn xin ly hôn (Theo mẫu)

-           Các giấy tờ chứng minh về tài sản: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở…

 

  1. Thời hạn giải quyết yêu cầu
  • Thời hạn giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích (căn cứ theo điều 332 BLTTDS)

Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích, Toà án ra quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích. Trong thời hạn công bố thông báo, nếu người yêu cầu rút đơn yêu cầu hoặc người bị yêu cầu tuyên bố mất tích trở về và yêu cầu Toà án đình chỉ việc xét đơn yêu cầu thì Toà án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích.

 

Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày hết thời hạn công bố thông báo, Toà án phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích. Toà án có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn yêu cầu. Trong trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Toà án ra quyết định tuyên bố mất tích; trường hợp có yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích đó và được chấp nhận thì trong quyết định Toà án còn phải quyết định áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người đó theo quy định của Bộ luật dân sự.

 

  • Thời hạn giải quyết đơn phương ly hôn

Trường hợp vợ hoặc chồng đơn phương xin ly hôn, theo quy định của Điều 179 Bộ luật Tố tụng dân sự thì thời gian chuẩn bị xét xử vụ án ly hôn tối đa là 04 tháng, nếu vụ án có tính chất phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì được gia hạn nhưng không quá 02 tháng. Trong thời hạn 01 tháng kế từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trong trường hợp có lý do chính đáng, thời hạn này là 02 tháng. Trong thực tế, thời gian giải quyết vụ án Ly hôn có thể ngắn hơn hoặc kéo dài hơn thời gian mà luật qui định tùy thuộc vào tính chất của từng vụ án.

 

  •  26529
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…