DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Điều kiện mở Thẩm mỹ viện

Xã hội phát triển kéo theo đời sống con người ngày càng được nâng cao. Khi đã có của ăn của để thì làm đẹp là nhu cầu tất yếu trong sự phát triển triển đó. Chính vì vậy các dịch vụ làm đẹp, chăm sóc sức khỏe cũng ra đời và phát triển mạnh mẽ. Trong đó, Thẩm mỹ viện được rất nhiều người quan tâm và tin dùng.

Trong xu thế đó, Thẩm mỹ viện được xem như "miếng mồi ngon" cho Doanh nghiệp và các cá nhân muốn kinh doanh dịch vụ làm đẹp. Tuy nhiên, đây là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện với những quy định khắt khe mà không phải ai cũng nắm rõ. Cụ Thể:

Theo quy định tại Nghị định 109/2016/NĐ-CP để hoạt động cơ sở Thẩm mỹ viện phải đáp ứng các yêu cầu sau:

1. Đối với cơ sở dịch vụ thẩm mỹ chỉ được thực hiện các hoạt động xăm, phun, thêu trên da, không sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
 
- Cơ sở vật chất: Có địa điểm cố định, Bảo đảm các điều kiện vệ sinh.
 
- Thiết bị: Có đủ thiết bị, dụng cụ, vật tư phù hợp với phạm vi hoạt động của cơ sở và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
 
- Nhân sự: Người thực hiện xăm, phun, thêu trên da không sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm tại cơ sở dịch vụ thẩm mỹ phải có giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ đào tạo, dạy nghề về phun, xăm, thêu trên da do cơ sở đào tạo hoặc dạy nghề hợp pháp cấp.
 
- Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ không thuộc loại hình phải có giấy phép hoạt động nhưng phải có văn bản thông báo đủ điều kiện quy định gửi về Sở Y tế nơi đặt trụ sở để quản lý trước khi hoạt động ít nhất 10 ngày.
 
2. Đối với các dịch vụ thẩm mỹ có sử dụng thuốc, các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người (phẫu thuật, thủ thuật, các can thiệp có tiêm, chích, bơm, chiếu tia, sóng, đốt hoặc các can thiệp xâm lấn khác) làm thay đổi màu sắc da, hình dạng, cân nặng, khiếm khuyết của các bộ phận trên cơ thể (da, mũi, mắt, môi, khuôn mặt, ngực, bụng, mông và các bộ phận khác trên cơ thể người), xăm, phun, thêu trên da có sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm chỉ được thực hiện tại bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ hoặc phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn về chuyên khoa thẩm mỹ tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
 
Kinh doanh Thẩm mỹ viện hứa hẹn nhiều tiềm năng nhưng cũng không ít rủi ro. Vì vậy, nên tìm hiểu thật kỹ trước khi đầu tư kinh doanh.
  •  1084
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…