DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Đề xuất tịch thu công cụ vi phạm đối với hành vi tiểu tiện bừa bãi

Thời buổi nào rồi mà đến giờ vẫn còn nhiều nam thanh niên nhan nhản tè bậy ra đường thế không biết, dù cho trên mấy bờ tường nhiều nơi vẫn vẽ cái chữ to đùng “CẤM  TIỂU TIỆN TẠI ĐÂY” hay “CẤM TIỂU BẬY” hay dân dã hơn là “CẤM ĐÁI BẬY”.

Thiệt cứ tồn tại tình trạng này thì không biết bao giờ Việt Nam mới được xếp vào hàng văn minh thế giới nữa, chỉ một cái chuyện phạt tiểu bậy không thôi mà có đến 2 văn bản quy định xử phạt:

Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình:

Điều 7. Vi phạm quy định về giữ gìn vệ sinh chung

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

c) Tiểu tiện, đại tiện ở đường phố, trên các lối đi chung ở khu công cộng và khu dân cư;

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi quy định tại Điểm b, c, d, đ, e Khoản 1 và Điểm b, d Khoản 2 Điều này;

….

 

Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường:

Điều 20. Vi phạm các quy định về vệ sinh nơi công cộng; thu gom, vận chuyển, chôn, lấp, xử lý, thải rác thải sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường; vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường

1. Hành vi thu gom, thải rác thải sinh hoạt trái quy định về bảo vệ môi trường bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;

b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;

13. Biện pháp khắc phục hậu quả:

c) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra.

Song, việc phạt tiền chỉ là biện pháp cấp thời, chứ không giải quyết được triệt để tình trạng này, bằng chứng là mình vẫn thấy cảnh tượng này nếu có đi trên đường vào buổi tối.

Biện pháp bổ sung bên cạnh việc phạt tiền là khắc phục tình trạng ô nhiễm, nhưng không nói rõ khắc phục bằng cách nào?

Cho nên, theo ý kiến cá nhân của mình ngoài các biện pháp bổ sung bên cạnh việc phạt tiền như khắc phục tình trạng ô nhiễm, còn cần thêm biện pháp nữa, đó là “tịch thu công cụ vi phạm”, các bạn thấy sao với đề xuất này?

Mình nghĩ có như vậy thì các nam thanh niên mới không dám vi phạm nữa.

  •  21305
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…