DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Đề xuất áp dụng Luật căn cước công dân với người gốc Việt Nam

Ngày 13/01/2023, Bộ Công an bắt đầu lấy ý kiến dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi) đến hết ngày 13/3/2023. Theo đó, điểm mới tại Dự thảo Luật này là đề xuất về giá trị sử dụng giấy chứng nhận căn cước đối với người gốc Việt Nam - người không có quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam.

Trước đó, Luật Căn cước công dân 2014 chỉ áp dụng đối với công dân Việt Nam; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Nay, Bộ Công an đề xuất áp dụng đối với đối tượng là người không có quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam (người gốc Việt Nam) trong Dự thảo Luật Căn cước công dân.

Dự thảo Luật Căn cước công dân

https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/danluatfile/2023/01/16/dt-luat-can-cuoc-cd.doc

Trong đó, người gốc Việt Nam được xác định như sau:

- Người đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và hiện nay là người không quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam;

- Con, cháu của người tại quy định trên và hiện nay là người không quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam.

Người gốc Việt Nam là người không có quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam được cấp số định danh của người gốc Việt Nam và được cấp giấy chứng nhận căn cước.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đề xuất:

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được yêu cầu người gốc Việt Nam xuất trình giấy chứng nhận căn cước để kiểm tra; được sử dụng số định danh của người gốc Việt Nam trên giấy chứng nhận căn cước để kiểm tra thông tin của người đó trong CSDL quốc gia, CSDL chuyên ngành theo quy định của pháp luật;

- Nhà nước bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của người được cấp giấy chứng nhận căn cước theo quy định của pháp luật.

Chính phủ quy định chi tiết việc cấp số định danh của người gốc Việt Nam, cấp giấy chứng nhận căn cước, thu thập, lưu trữ, khai thác, sử dụng thông tin về người gốc Việt Nam trong CSDL quốc gia về dân cư, CSDL căn cước và việc quản lý người gốc Việt Nam.

Như vậy, đối với người không quốc tịch nhưng sống ổn định, lâu dài tại Việt Nam sẽ không phải kê khai nhiều lần, làm việc với nhiều cơ quan khác nhau để cung cấp thông tin thuận lợi trong việc khai thác, sử dụng thông tin mình đã cung cấp vì dữ liệu này đã có tập trung ở Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước.

Ngoài ra, việc tích hợp thông tin vào thẻ CCCD là những thông tin của công dân được thể hiện trong các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và đã được xác thực thông qua cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành để tích hợp vào thẻ căn cước công dân theo đề nghị của công dân hoặc cơ quan quản lý nhà nước.

Thông tin được tích hợp vào thẻ căn cước công dân gồm thông tin về: Thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn hoặc giấy tờ khác theo quy định của Chính phủ.

Việc sử dụng các thông tin tích hợp từ thẻ căn cước công dân có giá trị tương đương như việc sử dụng các giấy tờ có chứa thông tin đó trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công và giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại khác.

Xem và tải Dự thảo Luật Căn cước công dân ngày 13/01/203.

https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/danluatfile/2023/01/16/dt-luat-can-cuoc-cd.doc

  •  553
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…