DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Đề xuất 04 trường hợp đặt ngân hàng vào kiểm soát đặc biệt

Ngày 28/02/2023 vừa qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) tải về trên Cổng thông tin điện tử Ngân hàng Nhà nước.
 
Theo đó, có nhiều nội dung dự kiến sẽ được triển khai trong thời gian sắp tới, đặc biệt là vấn đề kiểm soát đặc biệt khi dự thảo đã đề xuất 04 trường hợp sau đây ngân hàng sẽ bị kiểm soát đặc biệt:
 
de-xuat-04-truong-hop-dat-ngan-hang-vao-kiem-soat-dac-biet
 
Trường hợp đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt
 
Tổ chức tín dụng được xem xét đặt vào kiểm soát đặc biệt khi lâm vào một trong các trường hợp sau đây:
 
(1) Mất, có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc mất, có nguy cơ mất khả năng thanh toán theo quy định của NHNN.
 
(2) Số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng lớn hơn 50% giá trị của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất hoặc theo kết luận thanh tra, kiểm toán của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
 
(3) Không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 128 Luật này trong thời gian 12 tháng liên tục hoặc tỷ lệ an toàn vốn thấp hơn 4% trong thời gian 06 tháng liên tục;
 
(4) Xếp hạng yếu kém trong 02 năm liên tục theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
 
Khi có nguy cơ mất khả năng chi trả, nguy cơ mất khả năng thanh toán, tổ chức tín dụng phải kịp thời báo cáo Ngân hàng Nhà nước về thực trạng, nguyên nhân, các biện pháp đã áp dụng, các biện pháp dự kiến áp dụng để khắc phục và các đề xuất, kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước. 
 
Trường hợp quyết định không đặt vào kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 144 Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), Ngân hàng Nhà nước quyết định áp dụng biện pháp can thiệp sớm. 
 
Quyết định đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt
 
Tổ chức tín dụng thuộc trường hợp (1) thì NHNN sẽ xem xét, quyết định đặt tổ chức tín dụng này vào kiểm soát đặc biệt và thành lập Ban kiểm soát đặc biệt để kiểm soát hoạt động của tổ chức tín dụng đó.
 
Ngân hàng Nhà nước quy định các nội dung sau đây:
 
- Hình thức kiểm soát đặc biệt, thời hạn kiểm soát đặc biệt, gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt, chấm dứt kiểm soát đặc biệt, công bố thông tin về việc kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng.
 
- Thành phần, số lượng, cơ cấu, cơ chế hoạt động của Ban kiểm soát đặc biệt phù hợp với hình thức kiểm soát đặc biệt và thực trạng của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
 
- Trách nhiệm của các cơ quan liên quan.
 
- Các nội dung khác nếu xét thấy cần thiết để phục vụ hoạt động kiểm soát đặc biệt và xây dựng phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng kiểm soát đặc biệt.
 
Kể từ ngày NHNN đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt, dư nợ gốc, lãi của khoản cho vay tái cấp vốn của NHNN đối với tổ chức tín dụng đó, khoản cho vay quỹ tín dụng nhân dân của Ngân hàng Hợp tác xã được chuyển thành dư nợ gốc, lãi của khoản cho vay đặc biệt.
 
Điều kiện để chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với ngân hàng
 
Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thuộc một trong các trường hợp sau đây:
 
- Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt khắc phục được tình trạng dẫn đến tổ chức tín dụng đó được đặt vào kiểm soát đặc biệt và tuân thủ các tỷ lệ bảo đảm an toàn quy định tại Điều 128 của Luật này.
 
- Trong thời gian kiểm soát đặc biệt, tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được sáp nhập, hợp nhất vào tổ chức tín dụng khác hoặc bị giải thể.
 
- Sau khi Thẩm phán chỉ định Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản để tiến hành thủ tục phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
 
Thẩm quyền xử lý các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt
 
* Chính phủ có thẩm quyền sau đây:
 
- Quyết định chủ trương cơ cấu lại theo phương án giải thể, chuyển giao bắt buộc, phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
 
- Phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc, phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
 
- Quyết định áp dụng biện pháp đặc biệt nhằm bảo đảm an toàn hệ thống tổ chức tín dụng, trật tự, an toàn xã hội khi xử lý tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
 
* Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền sau đây: 
 
- Quyết định chủ trương cơ cấu lại theo phương án phục hồi, sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp đối với ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, công ty tài chính được kiểm soát đặc biệt.
 
- Phê duyệt phương án phục hồi, sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp đối với ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, công ty tài chính được kiểm soát đặc biệt.
 
- Quyết định việc cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước với lãi suất 0% đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
 
* Ngân hàng Nhà nước có thẩm quyền sau đây:
 
- Quyết định chủ trương cơ cấu lại theo phương án phục hồi, sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô.
 
- Phê duyệt phương án phục hồi, sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, trừ trường hợp quyết định việc cho vay đặc biệt quy định tại điểm c khoản 2 Điều 147 Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).
 
- Quyết định việc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam mua trái phiếu dài hạn của tổ chức tín dụng hỗ trợ.
 
Chi tiết Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) tải về
  •  375
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…