DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Đề án tuyển sinh trình độ đại học năm 2020 của Trường ĐH Luật TP.HCM

 

Mới đây, trường Đại học Luật TP.HCM công bố đề án tuyển sinh năm 2020 trình độ ĐH chính quy (không bao gồm liên thông chính quy từ trung cấp, cao đẳng lên đại học, đại học đối với người có bằng đại học)

Phương thức tuyển sinh gồm có 2 phương thức:

*** Phương thức 1 (xét tuyển thẳng): tối đa 25%/ tổng chỉ tiêu, cho 3 đối tượng:

a) Đối tượng 1:

- Thí sinh thuộc diện được xét tuyển thẳng theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia đối với các môn sau đây, đã tốt nghiệp năm 2020, cụ thể như sau:

+ Môn Văn, Toán: đối với ngành Quản trị - Luật, ngành Quản trị kinh doanh, ngành Luật, ngành Luật Thương mại quốc tế và ngành Ngôn ngữ Anh;

+ Môn tiếng Anh: đối với ngành Quản trị - Luật, ngành Quản trị kinh doanh, ngành Luật, ngành Luật Thương mại quốc tế và ngành Ngôn ngữ Anh;

+ Môn tiếng Nhật và tiếng Pháp: đối với ngành Quản trị - Luật, ngành Quản trị kinh doanh, ngành Luật và ngành Luật Thương mại quốc tế;

+ Môn Lý, Hóa: đối với ngành Quản trị - Luật, ngành Quản trị kinh doanh, ngành Luật;

+ Môn Sử: đối với ngành Luật và ngành Ngôn ngữ Anh;

+ Môn Địa: đối với ngành Luật.

b) Đối tượng 2:

- Thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế: tiếng Anh hoặc tiếng Pháp hoặc tiếng Nhật;

- Thí sinh có kết quả thi SAT của Mỹ (Scholastic Assessment Test).

Những chứng chỉ này nếu có quy định về thời hạn thì phải còn giá trị đến ngày 30/6/2020.

c) Đối tượng 3:

- Thí sinh học tại các trường THPT chuyên, năng khiếu;

- Thí sinh học tại các trường THPT thuộc nhóm trường có điểm trung bình thi THPT quốc gia cao nhất trong các năm 2016, năm 2017 và 2018 theo Danh sách “Các trường THPT thuộc diện ưu tiên xét tuyển thẳng năm 2020 của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh”.

d) Lưu ý: Trường hợp tuyển sinh theo phương thức này chưa hết chỉ tiêu thì số chỉ tiêu còn lại sẽ được chuyển sang phương thức “xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT gia năm 2020”.

*** Phương thức 2 (xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020):

- Chỉ tiêu xét tuyển: tối thiểu là 75%/tổng chỉ tiêu;

- Đối tượng: dành cho thí sinh không thuộc các trường hợp được xét tuyển thẳng được nêu ở phương thức 1;

- Phương thức này được thực hiện theo quy định và kế hoạch chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trường ĐH Luật TP.HCM cũng công bố học phí dự kiến với sinh viên chính quy; lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm (nếu có). Theo đó, học phí năm học 2020-2021 và những năm tiếp theo dự kiến được thu như sau:

a) Năm học 2020-2021:

- Lớp đại trà: 18.000.000đ/ sinh viên;

- Lớp Anh văn pháp lý: 36.000.000đ/ sinh viên;

- Lớp chất lượng cao ngành Luật và ngành Quản trị kinh doanh: 45.000.000đ/ sinh viên;

- Lớp chất lượng cao ngành Quản trị - Luật: 49.500.000đ/ sinh viên.

b) Các năm tiếp theo: sẽ được Nhà trường thông báo ngay sau khi các cấp có thẩm quyền phê duyệt lại Đề án tự chủ của Nhà trường.

Xem chi tiết đề án tại file đính kèm:

  •  5045
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…