DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Đầu tư tối thiểu 20% ngân sách địa phương cho giáo dục

Đây là nội dung tại Chỉ thị 14/CT-TTg, ngày 31/8/2022 về việc tăng cường điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả, chất lượng giáo dục mầm non, phổ thông ban hành bởi Thủ tướng Chính phủ.
 
Cụ thể, để tăng cường điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả, chất lượng giáo dục mầm non, phổ thông Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện bảo đảm mức chi tối thiểu 20% ngân sách địa phương cho giáo dục.
 
dau-tu-20%-ngan-sach-dia-phuong-cho-giao-duc
 
Theo đó, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhiệm vụ thực hiện chỉ thị như sau:
 
UBND các cấp phải chủ động thực hiện rà soát quy hoạch, phát triển phù hợp trường, lớp tại từng địa bàn, đáp ứng nhu cầu đến trường của trẻ em, học sinh không để tình trạng gây bức xúc trong nhân dân; bảo đảm trẻ em mầm non, học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày.
 
Tăng cường công tác quy hoạch, bố trí quỹ đất để xây dựng phát triển trường, lớp mầm non, phổ thông theo quy định; thực hiện các giải pháp giải quyết vấn đề trường, lớp ở khu vực có khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN, KCX).
 
Rà soát, kiểm tra các dự án khu đô thị mới, có biện pháp yêu cầu các chủ đầu tư dành quỹ đất và xây dựng các cơ sở giáo dục theo quy hoạch đã được phê duyệt; tiếp tục đẩy mạnh phát triển các cơ sở giáo dục ngoài công lập để giảm áp lực cho trường mầm non, phổ thông công lập, đặc biệt tại các địa bàn KCN, KCX, khu vực đông dân cư.
 
Xây dựng kế hoạch và thực hiện tuyển dụng số biên chế được giao nhưng chưa tuyển dụng và số biên chế được giao. Thực hiện linh hoạt đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, trong trường hợp chưa thể bố trí đủ giáo viên theo định mức cần có các giải pháp hợp đồng giáo viên theo Nghị quyết 102/NQ-CP ngày 03/7/2020.
 
Tổ chức thực hiện hiệu quả các nội dung về việc quản lý trong cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông công lập và chính sách phát triển giáo dục mầm non; ban hành các nghị quyết của HĐND để triển khai thực hiện các nội dung, chính sách theo thẩm quyền quy định.
 
Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục thực hiện đúng các quy định về quản lý thu, chi tài chính, công khai các khoản thu đầu năm học; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc lựa chọn sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, quản lý, sử dụng sách tham khảo tại các cơ sở giáo dục. Có phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho các đối tượng học sinh nghèo, hoàn cảnh khó khăn, vùng vùng xa, học sinh đồng bào dân tộc thiểu số, bảo đảm đầy đủ, thuận lợi cho học sinh khi bước vào năm học mới. 
 
Bảo đảm các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, tài chính, cơ sở vật chất, thư viện và thiết bị dạy học các cơ sở giáo dục phù hợp với điều kiện của địa phương; bảo đảm mức chi tối thiểu 20% ngân sách địa phương cho giáo dục.
 
Ưu tiên bố trí ngân sách địa phương, thực hiện lồng ghép có hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia và các đề án, dự án đã được phê duyệt để duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục và thực hiện các mục tiêu giáo dục theo quy định Luật Giáo dục 2019.
 
Phối hợp chặt chẽ với ngành y tế và các cơ quan chức năng tại địa phương chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để chủ động phòng, chống thiên tai, dịch bệnh; tổ chức tiêm vắc xin phòng chống COVID-19.
 
Xem thêm Chỉ thị 14/CT-TTg ban hành ngày 31/8/2022.
  •  356
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…