DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Đảng viên và công chức khác nhau như thế nào?

đảng viên và công chức khác nhau như thế nào

Đảng viên và công chức khác nhau như thế nào - Hình ảnh minh họa

Đã là công chức thì sẽ là đảng viên? Đã là đảng viên thì sẽ là công chức? Những câu hỏi như trên là rất phổ biến và để có được câu trả lời, chúng ta phải làm rõ đảng viên và công chức có những khác biệt gì.

 

Đảng viên

Công chức

Kết luận

Bản chất pháp lý:

Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện : thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng.

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Công chức là người có chức vụ hoặc chức danh trong một cơ quan nhà nước nhất định thông qua việc tuyển dụng, bổ nhiệm.

Đảng viên đơn thuần là thành viên của Đảng Cộng sản Việt Nam, nếu người này được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một cơ quan nhà nước thì tùy theo vị trí mà sẽ có thêm chức vụ.

=> Như vậy, có những trường hợp người tuy là công chức nhưng chưa hoặc không đủ điều kiện kết nạp Đảng trừ một số trường hợp chức vụ, chức danh của công chức yêu cầu phải là đảng viên và ngược lại đã là đảng viên thì không phải lúc nào cũng là công chức.

Nhiệm vụ, quyền hạn

Theo quy định tại: Điều 2, Điều 3 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011

 

Theo quy định tại:

Từ Điều 8 đến điều 14 Luật cán bộ, công chức 2008

Bắt nguồn từ khác biệt về chức danh và chức vụ, Công chức ngoài những quyền chung được quy định trong Luật cán bộ, công chức thì còn có quyền hạn trong chức vụ của mình, nếu Công chức là đảng viên thì có thêm nhiệm vụ, quyền hạn của đảng viên. Đảng viên có thể là người không có chức vụ.

Xử phạt vi phạm

Ngoài những quy định xử phạt vi phạm hành chính, trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự thì các hình thức xử phạt riêng đối với đảng viên được quy định tại:

- Quy định 102-QĐ/TW năm 2017 về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm do Ban Chấp hành Trung ương ban hành, Hướng

- Hướng dẫn 04-HD/UBKTTW năm 2018 thực hiện một số Điều trong Quy định 102-QĐ/TW về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm do Ủy ban Kiểm tra Trung ương ban hành

Ngoài những quy định xử phạt vi phạm hành chính, trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự thì các hình thức xử phạt riêng đối với công chức được quy định tại:

- Luật cán bộ công chức 2008

Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019

- Nghị định 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức

- Quy định xử phạt cụ thể tùy theo cơ quan, tổ chức của Công chức.

Lĩnh vực hoạt động của Công chức rộng, dẫn đến việc xử phạt cũng khác nhau giữa mỗi công chức ở những cơ quan khác nhau.

 

  •  5974
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

2 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…