DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Đảng viên sinh con thứ 3 do mang thai ngoài ý muốn có bị kỷ luật không?

Kế hoạch hóa gia đình là việc lập kế hoạch để kiểm soát quá trình sinh sản, đồng thời sử dụng các kỹ thuật khác để thực hiện kế hoạch đó. Chính vì vậy, việc thiết lập kế hoạch hóa gia đình sẽ giúp cho việc sinh con có được một sức khỏe ổn định, đảm bảo sức khỏe để yên tâm công tác.

Đối với các cán bộ công chức, đặc biệt là Đảng viên, pháp luật quy định cụ thể về việc sinh con thứ 3 này? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này.

Quy định về việc Đảng viên sinh con thứ 3 

Căn cứ tại Điều 2 Quy định 05/QĐ-TW của Ban chấp hành Trung Ương quy định:

Những trường hợp không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con:

- Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Cặp vợ chồng sinh con lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.

- Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.

- Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.

- Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.

sinh-con-thu-3-can-bo-cong-chuc

- Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ):

+ Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ);

+ Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.

- Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.

- Sinh con thứ ba trở lên trước ngày 19/01/1989 (ngày có hiệu lực thi hành Quyết định số 162-HĐBT, ngày 18/10/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về một số chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình). (Theo Hướng dẫn 05-HD/UBKTTW

- Trường hợp sinh con thứ ba do mang thai ngoài ý muốn, nếu thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá gia đình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người mẹ (có xác nhận của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên).

Tuy nhiên, Theo Hướng dẫn 05-HD/UBKTTW trừ trường hợp sinh con thứ ba do mang thai ngoài ý muốn, nếu thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người mẹ (có xác nhận của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên) thì bị coi là vi phạm nhưng được xem xét giảm nhẹ mức kỷ luật.

Ngoài ra, vi phạm do cố ý hoặc cưỡng ép không thực hiện kế hoạch hóa gia đình thì xem xét tăng nặng mức kỷ luật. (Hướng dẫn 05-HD/UBKTTW)

Công chức sinh con thứ ba do mang thai ngoài ý muốn thì sẽ áp dụng hình thức kỷ luật gì?

Điều 8 của Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định một loạt các hành vi vi phạm của công chức sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách, trong đó có các vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới, an sinh xã hội; các quy định khác của pháp  luật liên quan đến cán bộ, công chức.

Trong khi đó, điểm a khoản 3 Điều 17 Nghị định 104/2003/NĐ-CP quy định: Mỗi cặp vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện quy mô gia đình ít con – có một hoặc hai con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững.

Như vậy, nếu bạn là công chức và sinh con thứ 3 mà không thuộc các trường hợp không vi phạm đã nêu trên và trừ trường hợp nếu thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người mẹ (có xác nhận của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên) thì được coi là vi phạm chính sách của pháp luật về dân số

Căn cứ tại Điều 8 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này, thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Vi phạm quy định về đạo đức, văn hóa giao tiếp của cán bộ, công chức; quy định của pháp luật về thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, công chức; kỷ luật lao động; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

- Lợi dụng vị trí công tác nhằm mục đích vụ lợi; có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong thi hành công vụ; xác nhận hoặc cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện;

- Không chấp hành quyết định điều động, phân công công tác của cấp có thẩm quyền; không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng; gây mất đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;

- Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống tội phạm; phòng, chống tệ nạn xã hội; trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;

- Vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;

- Vi phạm quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;

- Vi phạm quy định về quy chế tập trung dân chủ, quy định về tuyên truyền, phát ngôn, quy định về bảo vệ chính trị nội bộ;

- Vi phạm quy định của pháp luật về: đầu tư, xây dựng; đất đai, tài nguyên môi trường; tài chính, kế toán, ngân hàng; quản lý, sử dụng tài sản công trong quá trình thực thi công vụ;

- Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; an sinh xã hội; quy định khác của pháp luật liên quan đến cán bộ, công chức.

Đảng viên sinh con thứ ba sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật gì?

Khi sinh con thứ 3 bị coi là vi phạm chính sách dân số theo Quy định 69/QĐ-TW thì Đảng viên sẽ phải chịu hình thức xử lý như sau:

- Khiển trách: Gây hậu quả ít nghiêm trọng

- Cảnh cáo/ Cách chức (nếu có chức vụ):

+ Tái phạm

+ Vi phạm lần đầu gây ra hậu quả nghiêm trọng

+ Gian dối khi con đẻ/ nhận con nuôi mà thực chất là con đẻ nhằm sinh con thứ 3

- Khai trừ: Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Đặc biệt lưu ý, theo khoản 14 Điều 2 Quy định 69/QĐ-TW, có các đối tượng sau đây sẽ chưa bị/không bị hoặc được miễn kỷ luật:

- Chưa xem xét kỷ luật: Đảng viên nữ đang mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi hoặc Đảng viên nam đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi có vợ chết/lý do khách quan, bất khả kháng; đang điều trị nội trú tại bệnh viện do bị bệnh nặng.

- Xem xét, kết luận vi phạm nhưng không quyết định kỷ luật: Đảng viên đã qua đời ngoại trừ trường hợp vi phạm sinh con thứ 3 có tính chất đặc biệt nghiêm trọng.

  •  3853
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

2 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…