DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Đại biểu quốc hội phải là Cử nhân Luật?

Đại biểu quốc hội có nên phải là Cử nhân Luật hay không? – Đây là vấn đề cần mang ra thảo luận một cách nghiêm túc trước thực trạng lập pháp hiện nay.

Hầu hết các Quốc gia trên thế giới đều theo mô hình: Quốc hội lập pháp, Đại biểu Quốc hội mang tính rộng rải (thuộc nhiều ngành nghề, tầng lớp khác nhau trong xã hội) đủ để đại diện ý chí toàn thể nhân dân cả nước.

Với bản chất “đại diện ý chí toàn thể nhân dân cả nước” nên không phải Đại biểu Quốc hội nào cũng am hiểu pháp luật nhưng họ buộc phải ban hành luật và phổ biến pháp luật nên dẫn đến nhiều khiếm khuyết trong hệ thống pháp luật cũng như ảnh hưởng đến cách hiểu, áp dụng văn bản pháp luật của nhân dân.

Chính vì lẽ đó, một số quốc gia đã xây dựng mô hình “Toàn dân nhưng lập pháp vẫn hiệu quả”, đó là:

- Đại biểu Quốc hội vẫn mang tính rộng rải (thuộc nhiều ngành nghề, tầng lớp khác nhau trong xã hội);

- Trang bị một nhóm chuyên gia pháp luật cho từng Đại biểu Quốc hội (nhóm chuyên gia này sẽ tư vấn, hoạch định chính sách … cho Đại biểu Quốc hội);

- Chi phí để trang bị cho nhóm chuyên gia pháp luật lấy từ ngân sách nhà nước.

Như vậy, Đại biểu quốc hội vừa đại diện ý chí toàn thể nhân dân cả nước vừa có khả năng ban hành luật phù hợp với thực tiễn, đủ kiến thức để phổ biến pháp luật hiệu quả.

Câu hỏi được đặt ra: Việt Nam có nên học tập và làm thêm mô hình trên hay không?

Về cơ bản, câu trả lời sẽ là nên song sẽ gây ra sự áp lực lớn đối với ngân sách nước nhà (Tạm tính, 1 Đại biểu Quốc hội có 7 chuyên gia pháp luật, lương mỗi người 10 triệu đồng/tháng thì mỗi khóa Quốc hội tiêu tốn 1 tỷ USD cho nhóm chuyên gia này). Như vậy, hiện tại điều kiện tài chính không đủ để nước ta thực hiện theo mô hình này.

Vậy giải pháp sẽ như thế nào?

Trong trường hợp này chúng ta cần phải đào tạo Luật cho các Đại biểu Quốc hội (thế cũng tốn kém tiền bạc và thời gian) hoặc quy định bắt buộc muốn ứng cử vào Quốc hội phải là Cử nhân Luật (lấy được chất xám sẵn có từ xã hội, không tốn kém tiền bạc và thời gian đào tạo).

Trên góc nhìn cá nhân, tôi cho rằng quy định Đại biểu Quốc hội phải là Cử nhân Luật sẽ không mâu thuẫn với bản chất “đại diện ý chí toàn thể nhân dân cả nước” vì suy đến cùng người muốn trở thành Đại biểu Quốc hội là người muốn phụng sự nhân dân, xây dựng đất nước phát triển phồn vinh nên họ sẽ không ngần ngại bỏ thời gian, chi phí học tập để làm điều đó.

Đồng thời, Đại biểu Quốc hội là Cử nhân Luật sẽ tạo ra những hữu ích sau:

- Nâng cao chất lượng lập pháp hiện hành (tuổi thọ văn bản luật tăng lên, pháp luật phù hợp với thực tiễn…);

- Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật đến nhân dân được hiệu quả;

- Tạo cho nhân dân niềm tin vững chắc vào công cuộc lập pháp của Quốc hội…

Lời kết: Rất mong nhận được sự góp ý từ thành viên. Trân trọng tất cả lời chia sẻ chân thành từ mọi người.

  •  11156
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…