DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Công ty phá sản ai sẽ chịu trách nhiệm

Hiện nay Việt Nam đang chịu ảnh hưởng của việc suy thoái kinh tế từ đó ảnh hưởng rất nhiều đến việc sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp lớn và nhỏ. Không thể tiếp tục duy trì hoạt động, nhiều doanh nghiệp đã cắt giảm nhân sự và đứng trước bờ vực phá sản. Trong trường hợp này, vấn đề được rất nhiều người quan tâm là chủ thể nào có trách nhiệm trong trường hợp công ty phá sản.

1. Phá sản là gì ?

Căn cứ theo khoản 2 điều 4 Luật Phá sản 2014. Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

Doanh nghiệp bị coi là phá sản khi đáp ứng 2 điều kiện sau:

+Mất khả năng thanh toán: không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.

+Tòa án tuyên bố phá sản, doanh nghiệp không được tự tuyên bố phá sản.

Thủ tục phá sản là một thủ tục tư pháp nhằm giải quyết tình trạng mất khả năng thanh toán.

2. Công ty TNHH phá sản thì sẽ như thế nào và ai sẽ chịu trách nhiệm?

Góp đủ, đúng hạn số vốn đã cam kết, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

Căn cứ theo quy định tại Điều 47, 50 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định.Phạm vi chịu trách nhiệm của Hội đồng thành viên Công ty TNHH với nghĩa vụ tài sản của công ty: “Góp đủ, đúng hạn số vốn đã cam kết, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty”. Trừ hai trường hợp sau thành viên sẽ phải chịu trách nghiệm với số vốn đã cam kết vào doanh nghiệp.

Thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết.

Những thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và tỷ lệ phần vốn góp của thành viên.

3. Công ty cổ phần phá sản ai chịu trách nhiệm?

Trong thời hạn từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến ngày cuối cùng phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua quy định tại khoản 1 Điều này, số phiếu biểu quyết của các cổ đông được tính theo số cổ phần phổ thông đã được đăng ký mua.

Cổ đông chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua phải chịu trách nhiệm tương ứng với tổng mệnh giá cổ phần đã đăng ký mua đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời hạn trước ngày công ty đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ.

Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp 2020.Khi công ty cổ phần phá sản thì công ty sẽ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của công ty đối với các khoản nợ của công ty. Theo đó, cổ đông công ty cổ phần cũng sẽ phải chịu trách nhiệm tương ứng với cổ phần đã mua/đăng ký mua trong việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của công ty khi phá sản.

4. Trường hợp vẫn còn tài sản thì tài sản đó sẽ được giải quyết như sau?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 54 Luật phá sản 2014. Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:

Thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên;

Chủ doanh nghiệp tư nhân;

Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần;

Thành viên của công ty hợp danh.

5. Án phí,lệ phí cho thủ tục phá sản

Căn cứ Theo Danh mục Án phí, lệ phí tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14. Theo đókhi công ty yêu cầu mở thủ tục phá sản thì lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định hiện hành là 1,500,000 đồng.

Những trường hợp sau đây không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án, không phải chịu lệ phí Tòa án:

Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn thanh toán.

Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán không còn tiền, tài sản khác để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.

  •  14174
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

2 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…