DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Công đoàn và Thương lượng tập thể - Tương quan giữa Việt Nam và thế giới

Công đoàn là một tổ chức quan trọng được lập ra để bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động (NLĐ) – những người yếu thế hơn rất nhiều so với người sử dụng lao động (NSDLĐ). Những đất nước phát triển thường rất xem trọng tổ chức này và quy định cụ thể trong pháp luật.

Từ nhiều nguồn, mình tổng hợp lại một số điểm nổi bật giúp các bạn có cái nhìn tổng quát, dễ so sánh một số chế định của các nước và Việt Nam hơn.

Mọi người cùng đưa ra ý kiến và thảo luận nhé!

 

Tổ chức Công Đoàn

Thương lượng tập thể

Hàn Quốc

Có 2 tổ chức công đoàn lớn:

- Liên hiệp các tổ chức công đoàn Hàn Quốc (FKTU) thành lập 1960;

- Liên đoàn thương mại Hàn Quốc (KCTU) thành lập 1999.

Thương lượng tập thể tại Hàn Quốc là một trong những quyền được Hiến pháp Hàn Quốc quy định. Theo đó:

- Khi công đoàn yêu cầu, NSDLĐ có nghĩa vụ phải chấp nhận các yêu cầu và thực hiện quá trình đàm phán mang tính thiện chí.

- Việc từ chối hoặc bỏ đi khi đàm phán từ phía NSDLĐ là vi phạm quyền và có thể bị phạt theo "thực hiện lao động không công bằng".

- Cấp độ chủ yếu của cơ chế thương lượng tập thể ở Hàn Quốc là tại công ty; nhưng có một số ngoại lệ như ngân hàng và ngành công nghiệp dệt bông, thương lượng tập thể được thực hiện ở cấp độ ngành. Thương luợng thường kéo dài hai năm, nhưng lương vẫn được thay đổi hàng năm.

- Không giống như một số quốc gia công nghiệp khác, Hàn Quốc trả lương theo tiêu chí truyền thống dựa trên mức độ cấp bậc thay vì trả lương theo công việc đang rất phổ biến.

- Nội dung thoả thuận thường là về mối quan hệ lao động, giờ làm việc, môi trường, an toàn và an ninh lao động, ngày nghỉ và ngày lễ, quyền của công đoàn ở nơi làm việc,…

Ấn Độ

Có 12 tổ chức công đoàn tại Ấn Độ.

Trong đó, 5 công đoàn chính gồm: Công đoàn Bharatiya Mazdoor Sangh (BMS), Đại hội công đoàn toàn quốc Ấn Độ đối lập (INTUC), Công đoàn Hind Mazdoor Sabha (HMS), Trung tâm Công đoàn Ấn Độ (CITU), và Đại hội công đoàn toàn Ấn Độ (AITUC).

Hầu hết các tổ chức công đoàn có liên kết với các đảng phái chính trị khác nhau. BMS có mối quan hệ với đảng Hindu bảo thủ, INTUC với đảng quốc hội, AITUC với đảng cộng sản, HMS với đảng chủ nghĩa xă hội độc lập và CITU với đảng cộng sản Ấn Độ.

- Tại Ấn Độ, thương lượng tập thể có thể được phân thành 4 loại:

+ Cán bộ công đoàn đàm phán và đưa ra thỏa thuận trong suốt quá trình hạ giải, được gọi là thỏa thuận theo Luật tranh chấp lao động;

+ Các bên liên quan đạt được và kí thỏa thuận ngoài phạm vi thẩm quyền của Ủy ban hạ giải;

+ Các bên đàm phán trên cơ sở tự nguyện và đạt được thỏa thuận khi mà tranh chấp còn đang trong quá trình xem xét;

+ Thỏa thuận mang tính chất tự nguyện đạt được sau khi người lao động và quản lý đàm phán trực tiếp với nhau.

- Nói chung, thỏa ước tập thể là cách để thiết lập mức lương trong ngành công nghiệp và để công đoàn bảo vệ quyền lợi của NLĐ.

- Luật pháp phân biệt rõ ràng giữa công chức và NLĐ. Quyền tham gia thỏa ước lao động tập thể của nhân viên dịch vụ công cộng tại Ấn Độ rất hạn chế.

Thụy Điển

Có 3 liên minh công đoàn lớn tại Thụy Điển.

- Tổng Công đoàn Thụy Điển (LO), gồm 1,6 triệu thành viên.

- Liên minh công đoàn (TCO) lớn thứ hai, có khoảng 1 triệu thành viên.

- Liên minh SACO đứng thứ ba, có khoảng 590.000 thành viên.

 

Quan hệ giữa NSDLĐ và NLĐ được điều chỉnh bằng các thoả thuận thương lượng chung đạt được thông qua đàm phán. Cụ thể:

- Thương lượng ở cấp ngành, thương lượng ở cấp công ty chú trọng vào xác định mức lương tối thiểu, đồng ý tăng mức lương tối thiểu, đồng ý điều chỉnh mức lương cơ bản cho khu vực nhà nước ở cấp TW, tăng mức lương của từng cá nhân hay tập thể là khoản chênh lệch giữa thu nhập thực tế với mức lương đă thoả thuận.

- Thời lượng thỏa thuận thương lượng tập thể được ký kết trong khoảng thời gian nhất định, thường từ hai đến bốn năm.

- Thương lượng tập thể một mặt ràng buộc các tổ chức NSDLĐ và các thành viên, cũng như ràng buộc tổ chức công đoàn và các thành viên của tổ chức công đoàn.

Brazil

Có 3 tổ chức công đoàn chủ yếu ở Brazil là:

- Liên đoàn Lao động Trung ương (CUT) thành lập năm 1983.

- Công đoàn Força Sindical - Liên minh Quyền lực là tổ chức công đoàn lớn thứ hai tại Brazil, thành lập năm 1991.

- Tổng Liên đoàn Lao động (UGT) được thành lập ngày năm 2007, UGT là kết quả hợp nhất của nhiều trung tâm công đoàn và một số lượng lớn các công đoàn độc lập như Tổng Liên đoàn Lao động (CGT), Trung tâm công nhân tự trị (CAT); Liên minh dân chủ Xă hội (SDS)…

Thoả ước lao động tập thể của Brazil được công nhận bởi Hiến pháp năm 1988 (sửa đổi bổ sung 1998), như là quyền của NLĐ. NSDLĐ có nghĩa vụ phải nhận thức rõ về điều này.

- Công đoàn Brazil chịu trách nhiệm đảm bảo các lợi ích và quyền lợi của NLĐ ghi trong thỏa ước lao động tập thể.

- Thương lượng  tập thể được quy định tại Điều 8, Khoản VI của Hiến pháp 1988.

- Nội dung: đàm phán về thỏa ước lao động tập thể và các công ước, hỗ trợ với các vấn đề liên quan đến sức khỏe, giáo dục, pháp lý, và hợp tác với chính phủ để tìm các giải pháp liên quan đến điều kiện lao động và việc làm của người lao động.

Việt Nam

Công đoàn Việt Nam, tiền thân là Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ, được thành lập ngày 28 tháng 7 năm 1929, nay là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân, cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác tự nguyện lập ra nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết lực lượng, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh.

 

- Thương lượng tập thể tại Việt Nam là một hình thức thỏa thuận về quan hệ lao động nhằm xác định điều kiện lao động và sử dụng lao động tại doanh nghiệp, tạo điều kiện cho quan hệ lao động phát triển hài hòa, bền vững, cân bằng lợi ích của hai bên, phòng ngừa, hạn chế và giải quyết các tranh chấp lao động phát sinh,…

- Thương lượng tập thể được tiến hành theo nguyên tắc thiện chí, bình đẳng, hợp tác, công khai và minh bạch; có thể  tiến hành định kỳ hoặc đột xuất;  được thực hiện tại địa điểm do hai bên thỏa thuận.

- Nội dung thường là Tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp và nâng lương; Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ, nghỉ giữa ca;  Bảo đảm việc làm đối với người lao động; Bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động; thực hiện nội quy lao động;  Nội dung khác mà hai bên quan tâm.

- Mỗi bên đều có quyền đề xuất yêu cầu thương lượng tập thể, bên nhận được yêu cầu không được từ chối việc thương lượng. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu thương lượng, các bên thỏa thuận thời gian bắt đầu phiên họp thương lượng.

- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết thúc phiên họp thương lượng, đại diện thương lương của bên tập thể lao động phải phổ biến rộng rãi, công khai biên bản phiên họp cho tập thể lao động biết và lấy ý kiến biểu quyết về các nội dung đã thỏa thuận.

- Tuy nhiên, trách nhiệm của NSLĐ là không được cản trở, gây khó khăn trong quá trình công đoàn làm việc với công nhân cũng chưa được quy định cụ thể nên cũng có thể sẽ ảnh hưởng để việc bảo đảm sự tham gia thực chất của NLĐ trong thực tế.

Điều 66 - Điều 71 Bộ Luật Lao động 2012

Đặc điểm chung có thể rút ra chính là bởi vì đây là một tổ chức chính trị - xã hội, do đó, ở các quốc gia theo chế độ đa đảng, có thể sẽ có một tổ chức công đoàn tương ứng đi cùng với Đảng chính trị lớn tại quốc gia đó.

Ví dụ: Điển hình chính là Ấn Độ với có sáu chính đảng cấp quốc gia được công nhận, bao gồm Đảng Quốc đại Ấn Độ và Đảng Bharatiya Janata (Đảng Nhân dân Ấn Độ), và trên 40 chính đảng cấp địa phương. Theo đó là chính là có 12 tổ chức công đoàn tại Ấn Độ. Điều này cũng dễ hiểu với một đất nước có 1,2 tỷ dân và tổng diện tích lớn thứ bảy như Ấn Độ.

Bộ luật lao động 2012 có hiệu lực từ tháng 5/2013, sau gần ba năm đi vào thực tế đã được nhiều chuyên gia đánh giá là đem đến nhiều cái cách tích cực. Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta có thể chủ quan trong nghiên cứu và trong cả quá trình áp dụng. Không ngừng tìm hiểu thêm về pháp luật các nước phát triển là điều tất yếu mà trách nhiệm thuộc về tất cả NLĐ cũng như NSDLĐ chứ không riêng các nhà làm luật.

 

Nguồn:

- Quy trình thương lượng tập thể trong quan hệ lao động ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí dân chủ và pháp luật;

- Công đoàn và thương lượng tập thể ở một số nước trên thế giới, CN. Hoàng Vân Anh, Phòng Nghiên cứu Khoa học, Viện CN – CĐ;

- Wikipedia.

  •  14742
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…