DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Công an sẽ thay Bộ Tài Chính quản lý kinh doanh đòi nợ

>>> Danh mục 267 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện

Kinh doanh dịch vụ đòi nợ là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Hiện nay, việc quản lý kinh doanh dịch vụ đòi nợ do Bộ Tài Chính đảm nhiệm.

Tuy nhiên, nhận thấy việc Bộ Tài Chính quản lý kinh doanh dịch vụ này chưa thật sự phù hợp, vì thế Bộ Tài Chính đã phối hợp với Bộ Công an ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ và bải bỏ một số nội dung  tại Thông tư 110/2007/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 104/2007/NĐ-CP.

Dưới đây là một số lưu ý mới dành cho tổ chức kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

Phải cung cấp thông tin nhân viên doanh nghiệp kinh doanh đòi nợ cho Công an

Cụ thể, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải:

- Thực hiện đầy đủ trách nhiệm và quyền hạn theo Điều 9 Nghị định 104/2007/NĐ-CP và Điều 7 Nghị định 72/2009/NĐ-CP.

- Chỉ được tiến hành các hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ sau khi có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự theo quy định.

- Không cho thuê, mượn, chuyển nhượng hoặc sửa chữa Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.

- Khi thay đổi người đứng đầu doanh nghiệp, chi nhánh và người đại diện theo pháp luật phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan Công an có thẩm quyền.

- Đăng ký lý lịch nhân viên với Công an phường, xã, thị trấn và cung cấp cho cơ quan Công an có thẩm quyền danh sách và thông tin có liên quan đến người làm trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ (kể cả người nước ngoài).

- Thống kê các phương tiện phục vụ cho công tác thu hồi nợ; thông tin liên lạc tại doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ khi có yêu cầu.

- Thông báo bằng văn bản cho Công an phường sở tại nơi thực hiện hợp đồng đòi nợ biết trước khi thực hiện.

- Có văn bản thông báo về thời gian hoạt động hoặc tạm ngừng hoạt động kinh doanh cho cơ quan Công an có thẩm quyền.

kinh doanh dịch vụ đòi nợ

Cơ quan công an sẽ kiểm tra các nội dung sau:

- Giấy tờ hợp lệ về hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ, nội dung kinh doanh ghi trong giấy phép, giấy chứng nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho cơ sở kinh doanh với thực tế cơ sở hoạt động.

- Việc chấp hành các quy định về kinh doanh dịch vụ đòi nợ quy định tại Nghị định 104/2007/NĐ-CP.

- Người và phương tiện tại địa điểm kinh doanh liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Sau khi kiểm tra phải lập biên bản ghi rõ kết quả kiểm tra, có người đứng đầu hoặc đại diện cho cơ sở, người vi phạm (nếu có) ký tên.

Chỉ có cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh mới được phép kiểm tra

Ngoài ra, các đơn vị nghiệp vụ thuộc các cấp công an chỉ được kiểm tra cơ sở trên địa bàn khi có dấu hiệu vi phạm hay phức tạp về an ninh, trật tự, nhưng sau khi kiểm tra phải có văn bản thông báo kết quả và hình thức xử lý cho cơ quan công an đã cấp Giấy chứng nhận.

Cơ quan công an cấp trên có thẩm quyền kiểm tra chấp hành các quy định, điều kiện về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuộc phạm vị quản lý của cơ quan công an cấp dưới.

Cơ quan công an sẽ kiểm tra định kỳ vào quý IV hàng năm

Cơ quan công an chỉ kiểm tra đột xuất khi có chỉ đạo của cơ quan công an cấp trên hay thủ trưởng đơn vị phê duyệt.

Xem chi tiết nội dung tại dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

  •  4407
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…