DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Con vay tiền không trả được thì bố mẹ có trách nhiệm trả thay không?

Vay tiền - Ảnh minh họa

Vay tiền - Ảnh minh họa

Có câu “con dại cái mang” – ba mẹ phải chịu trách nhiệm thay cho con cái khi chúng làm sai. Tuy nhiên, điều này dưới góc độ pháp luật có đúng hoàn toàn. Ví dụ như nếu con vay tiền mà không có khả năng trả thì ba mẹ phải “gánh” thay con?

Theo quy định tại Điều 21 của Bộ luật Dân sự 2015, trách nhiệm trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phụ thuộc vào độ tuổi. Cụ thể như sau:

- Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.

- Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

- Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao - dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

- Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Căn cứ vào các quy định nêu trên thì nếu con đã đủ 15 tuổi trở lên vay tiền thì bố mẹ không có nghĩa vụ phải trả nợ thay, nghĩa vụ này thuộc về người con, trừ khi bố mẹ tự nguyện trả nợ thay cho con. Theo đó, chủ nợ không có quyền ép bố mẹ phải trả nợ. Còn nếu con chưa đủ 15 tuổi, các giao dịch đều phải do bố mẹ xác lập, thực hiện hoặc được sự đồng ý của bố mẹ. 

Vậy chủ nợ đến nhà đòi tiền và đe dọa gia đình người nợ tiền thì phải làm sao?

 Nếu chủ nợ có những lời lẽ xúc phạm, có cử chỉ thô bạo thì gia đình người nợ có thể tố cáo đến cơ quan công an, mức phạt hành chính đối với hành vi này được quy định tại điểm a, khoản 1, điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

- Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

Ngoài ra tại Điểm d Khoản 2 Điều 5 Nghị định này quy định nếu người nào có hành vi ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào phương tiện giao thông, vào người, đồ vật, tài sản của người khác thì sẽ bị xử phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

  •  1117
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…