DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao hiện nay được quy định như thế nào?

Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân tối cao là một trong hệ thống cơ quan điều tra hình sự của Nhà nước. Vậy nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao hiện nay được quy định như thế nào?
 
1. Tổ chức bộ máy Cơ quan Điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao
 
Theo Điều 29 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 tổ chức bộ máy Cơ quan Điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao bao gồm:
 
- Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có các phòng Điều tra và bộ máy giúp việc.
 
- Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương gồm có Ban Điều tra và bộ phận giúp việc.
 
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao
 
Theo Điều 30 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao được quy định như sau:
 
- Tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; phân loại và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
 
- Tiến hành Điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ quy định tại Chương XXIII và Chương XXIV của Bộ luật hình sự xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan Điều tra, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân.
 
- Kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp khắc phục nguyên nhân, Điều kiện làm phát sinh tội phạm.
 
- Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
 
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
 
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương
 
Căn cứ Điều 31 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015, Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
 
- Tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; phân loại và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
 
- Tiến hành Điều tra vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại Khoản 2 Điều 30 của Luật này khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự.
 
- Kiến nghị với cơ quan, tổ chức áp dụng các biện pháp khắc phục nguyên nhân, Điều kiện làm phát sinh tội phạm.
 
- Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương.
 
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
 
Như vậy, Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện chức năng, nhiệm vụ được pháp luật quy định như trên để đảm bảo quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Công tác điều tra một số loại tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao là một trong những mặt công tác quan trọng nhằm bảo đảm cho Viện kiểm sát nhân dân thực hiện có hiệu quả và làm tốt hơn chức năng thực hành quyền công tố.
 
  •  1765
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…