DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Có người đánh bạc ở cơ quan nhà nước thì lãnh đạo cơ quan đó có phạm tội Gá bạc?

Đánh bạc trong cơ quan nhà nước - Minh họa

Đánh bạc trong cơ quan nhà nước - Minh họa

Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về tội Gá bạc. Nhiều người hiểu quy định của tội này theo hướng: Người nào để xảy ra hành vi đánh bạc tại địa điểm thuộc quyển sở hữu, quản lý của mình thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. Chính vì vậy, nếu phát hiện có hành vi đánh bạc trong cơ quan nhà nước nào đó thì lãnh đạo cơ quan sẽ bị truy cứu tội này. Cách hiểu trên liệu có chính xác hay không?

Trước hết, theo quy định tại Khoản 1 Điều 322 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thuộc một trong 5 trường hợp sau đây sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: 

(1) Tổ chức cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc tổ chức 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên

(2) Sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên

(3) Tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần trị giá 20.000.000 đồng trở lên

(4) Có tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; có lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc hoặc phân công người canh gác, người phục vụ khi đánh bạc; sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc

(5) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc hành vi quy định tại Điều 321 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 321 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Phân tích mục (2), ta thấy rằng quy định ở đây là người đứng đầu phải dùng địa điểm thuộc quyền sở hữu của mình để cho các đối tượng phạm tội thực hiện hành vi đánh bạc.

Ở đây, hành vi khách quan cấu thành tội gá bạc là người quản lý, sở hữu địa điểm phải thu một khoản tiền từ việc đánh bạc về mình sau mỗi ván bài hoặc một khoản thời gian nhất định, ở một số nơi gọi là "tiền xâu" hay "tiền hồ". Hiểu đơn giản khoản tiền này có tính chất gần giống với tiền công trả cho người cung cấp địa điểm đánh bạc.

Cần phân biệt tội này với việc người quản lý địa điểm biết về việc đánh bạc tại nơi mình quản lý nhưng làm ngơ, không ngăn cản, không có hành vi tố cáo. Lúc này người quản lý địa điểm có thể bị xem là đồng phạm của tội đánh bạc hoặc tội không tố giác tội phạm.

Như vậy, để trả lời cho câu hỏi đặt ra ở đầu bài viết, cần làm rõ sự liên quan của lãnh đạo cơ quan nhà nước trong trường hợp xảy ra vụ đánh bạc tại cơ quan mà người đó quản lý. Để bị truy cứu tội Gá bạc, người phạm tội phải là người thu lợi từ việc để con bạc thực hiện hành vi đánh bạc tại địa điểm do mình sở hữu, quản lý (gọi là "tiền xâu" hoặc "tiền hồ").

Nếu không có dấu hiệu này, người lãnh đạo cơ quan sẽ bị xem xét truy cứu trách nhiệm hoặc truy tố tội khác!

  •  2323
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…