DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Có hay không sự bất bình đẳng giữa DN nhà nước và DNTN khi BLHS 2015 có hiệu lực

Từ trước đến nay, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân luôn có sự khoảng cách nhất định. Đặc biệt là khoảng cách về các thủ tục hành chính, và những hoạt động liên quan đến các cơ quan nhà nước. DN nhà nước luôn được ưu tiên, đó được xem như là một "luật bất thành văn" từ trước tói nay. Đến khi BLHS 2015 chính thức được ban hành, trong đó có điểm nổi bật là pháp nhân cũng là chủ thể của tội phạm hình sự. Cụ thể những hành vi được cho là phạm tội của pháp nhân được quy định ở Điều 76 BLHS.

Tuy nhiên, điểm đổi mới này của BLHS đặt ra cho ta nhiều vấn đề phát sinh. Trong đó sự công bằng giữa DN nhà nước và DN tư nhân được đẩy lên nội trội Liệu có sự công bằng hay không?

Việc xử lý hình sự Pháp nhân thương mại sẽ thu hẹp hay giãn rộng khoảng cách phân biệt đối xử giữa Doanh nghiệp nhà nước và DN tư nhân.?


Pháp luật quy định mọi doanh nghiệp đều bị xử lý hình sự nếu vi phạm như vậy DN nhà nước vi phạm cũng bị xử lý như DN tư nhân. Hình phạt có thể là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn tức là đóng cửa nhà máy xí nghiệp. 


Tuy nhiên việc xử lý hình sự đối với doanh nghiệp phụ thuộc vào khả năng phát hiện ra sai phạm. Mà điều này thì lại phụ thuộc vào năng lực thanh tra kiểm tra, đánh giá tính toán mức độ thiệt hại được thực hiện bởi các ban ngành nhà nước, và phụ thuộc vào kết quả giám định được thực hiện bởi cơ quan nhà nước.

Như vậy liệu cơ quan nhà nước có nghiêm minh xử lý hình sự doanh nghiệp nhà nước công bằng bình đẳng như DN tư nhân không? Hay là quy định xử lý hình sự đối với doanh nghiệp sẽ lại là nhân tố làm giãn rộng thêm khoảng cách phân biệt đối xử bất bình đẳng giữa DNNN và DN tư nhân? Giống như những bất bình đẳng trong các chính sách về ưu đãi tiếp cận nguồn vốn vay, ưu đãi về đất đai và các cơ chế chính sách như lâu nay?


Có thể dự liệu đánh giá được phần nào nếu như có số liệu tổng hợp về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm của DNNN và DN tư nhân trong chục năm qua. Xem việc xử phạt vi phạm hành chính đối với DNNN và DN tư nhân có công bằng bình đẳng phân biệt đối xử không, để từ đó có thông tin để tham khảo đánh giá về việc xử lý hình sự doanh nghiệp.

Và một điểm đáng chú ý nữa là Doanh nghiệp lớn hay nhỏ có nguy cơ phạm tội hình sự cao? Liệu có sự bất bình đảng giữa DN nhỏ và DN lớn?

Từ ngày 1/7/2016 tới Bộ luật hình sự 2015 có hiệu lực quy định xử lý hình sự đối với Pháp nhân thương mại phạm tội. Xem xét những tội danh mà pháp nhân thương mại có thể phạm phải tại điều 76  thì thấy các doanh nghiệp lớn có nguy cơ bị xử lý hình sự cao hơn doanh nghiệp nhỏ.

Lý do bởi vì các tội danh này đều dựa trên cơ sở mức độ định lượng tổn hại vật chất gây ra cho xã hội để làm căn cứ để định tội và định khung hình phạt. Do vậy những doanh nghiệp lớn có hoạt động sản xuất kinh doanh ở quy mô lớn nếu có sai phạm sẽ dễ dàng gây ra mức độ thiệt hại đủ lớn để bị xử lý hình sự.
Cho nên những doanh nghiệp lớn có nguy cơ bị xử lý hình sự cao hơn doanh nghiệp nhỏ trên mọi lĩnh vực ngành nghề. Dưới đây là những tội danh mà các doanh nghiệp có thể phạm phải.

Luật đặt ra là như vậy, nhưng áp dụng thế nào là một chuyện khác. Hãy xem sau khi BLHS 2015 có hiệu lực, thì việc xử lý hình sự đối với các doanh nghiệp sẽ như thế nào?

  •  5436
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…