DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Có giải quyết ly hôn khi vắng mặt bị đơn tại nơi cư trú?

Ly hôn là việc không một gia đình nào mong muốn xảy ra, nhất là các gia đình có vợ hoặc chồng đi làm, công tác xa tình cảm sẽ dễ xảy ra rạn nứt mà không thể hàn gắn thì ly hôn là bước cuối cùng.
 
Tuy nhiên, trong trường hợp mà vợ hoặc chồng là bị đơn nhưng không có mặt tại tòa, thì Tòa án có giải quyết đơn ly hôn khi vắng mặt bị đơn tại nơi cư trú?
 
co-giai-quyet-don-ly-hon-khi-vang-mat-bi-don-tai-noi-cu-tru
 
1. Những ai quyền yêu cầu ly hôn?
 
Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn là một trong những quyền cơ bản trong hôn nhân, khi cuộc sống không còn hạnh phúc thì họ có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Theo đó, tại Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định các đối tượng sau đây có quyền yêu cầu ly hôn:
 
Thứ nhất: Đối tượng đầu tiên đó là vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
 
Thứ hai: Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
 
Lưu ý: Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
 
Như vậy, ngoài vợ, chồng thì người thân trong gia đình vẫn có thể đệ đơn yêu cầu Tòa án thụ lý việc ly hôn giùm vợ, chồng.
 
2. Thẩm quyền giải quyết ly hôn
 
Việc giải quyết ly hôn phải đúng thủ tục và thẩm quyền theo quy định tố tụng dân sự. Trong trường hợp ly hôn thì nguyên đơn tùy theo quốc tịch mà thực hiện việc nộp đơn ly hôn theo 02 trường hợp sau:
 
(1) Trường hợp thông thường
 
Theo điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm với những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
 
(2) Trường hợp không xác định được nơi cư trú
 
Căn cứ khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định trường hợp thụ lý giải quyết hôn nhân và gia đình mà mà không xác định được nơi cư trú hoặc một bị đơn không có mặt ngoài thì thẩm quyền thuộc về Tòa án theo lãnh thổ.
 
Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
 
Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.
 
Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.
 
3. Trường hợp trả lại đơn kiện
 
Trong trường hợp đơn ly hôn không đủ điều kiện Thẩm phán sẽ trả lại đơn khởi kiện trong các trường hợp theo khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
 
Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp vụ án mà Tòa án bác đơn yêu cầu ly hôn mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu và theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại.
 
Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
 
Người khởi kiện không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo yêu cầu của Thẩm phán.
 
Trường hợp trong đơn khởi kiện, người khởi kiện đã ghi đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhưng họ không có nơi cư trú ổn định, thường xuyên thay đổi nơi cư trú, trụ sở mà không thông báo địa chỉ mới cho cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về cư trú làm cho người khởi kiện không biết được nhằm mục đích che giấu địa chỉ, trốn tránh nghĩa vụ đối với người khởi kiện thì Thẩm phán không trả lại đơn khởi kiện mà xác định người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cố tình giấu địa chỉ và tiến hành thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung.
 
Trường hợp trong đơn khởi kiện, người khởi kiện không ghi đầy đủ, cụ thể hoặc ghi không đúng tên, địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà không sửa chữa, bổ sung theo yêu cầu của Thẩm phán thì Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện;
 
Như vậy, trường hợp mà nguyên đơn yêu cầu giải quyết đơn kiện ly hôn nhưng không có mặt bị đơn tại Tòa án theo quy định của Tòa và cũng không thể xác định được nơi cư trú thì Tòa án vẫn giải quyết đơn kiện theo yêu cầu chung.
  •  612
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…