DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Có được bắt người lao động cam kết phải làm việc lâu dài?

Nhiều người thắc mắc, khi giao kết hợp đồng lao động công ty bắt phải cam kết làm việc trong một thời gian nhất định (5 năm, 10 năm...), nếu nghỉ sớm thì phải bổi thường cho công ty. Theo ý kiến của các bạn như vậy là đúng hay sai?

Việc người sử dụng lao động bắt người lao động cam kết làm việc lâu dài tại công ty có thể chia hai trường hợp như sau:

1/ Được

Được trong trường hợp nếu trong quá trình làm việc công ty có tiến hành đào tạo nghề, nâng cao tay nghề cho người lao động bằng kinh phí của công ty.

Trường hợp này hai bên được phép ký hợp đồng đào tạo nghề trong đó có cam kết người lao động pháo làm việc cho người sử dụng lao động sau thời gian đào tạo (làm bao lâu là theo cam kết của hai bên). Trong trường hợp người lao động nghỉ trước thời gian cam kết thì sẽ phải bồi thường chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động.

Cụ thể về hợp đồng đào tạo nghề được quy định tại Điều 62 Bộ luật lao động 2012.

2/ Không được

Hợp đồng đó không phải thuộc trường hợp trên mà là cam kết buộc người lao động làm việc lâu dài. Với trườn hợp này thì cam kết đó đã hạn chế quyền của người lao động, cụ thể là quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định tại Điều 5 Bộ luật lao động 2012

" Điều 5

1. Người lao động có các quyền sau đây:

a) Làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử;

b) Hưởng lương phù hợp với trình độ kỹ năng nghề trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có lương và được hưởng phúc lợi tập thể;

c) Thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại với người sử dụng lao động, thực hiện quy chế dân chủ và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;

d) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật;[...].

- Hợp đồng trong trường hợp này sẽ bị vô hiệu hóa theo quy định tại Điều 50 Bộ luật lao động 2012.

" Điều 50. Hợp đồng lao động bị vô hiệu

1. Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động trái pháp luật;

b) Người ký kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền;

c) Công việc mà hai bên đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc bị pháp luật cấm;

d) Nội dung của hợp đồng lao động hạn chế hoặc ngăn cản quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động.

2. Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần khi nội dung của phần đó vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng.

3. Trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn quy định trong pháp luật về lao động, nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể đang áp dụng hoặc nội dung của hợp đồng lao động hạn chế các quyền khác của người lao động thì một phần hoặc toàn bộ nội dung đó bị vô hiệu."

  •  20300
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…