DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa

Rủi ro hàng hóa là khả năng dự đoán cũng như lường trước các phát sinh hàng hóa, qua đó các bên thỏa thuận với nhau hoặc căn cứ theo các quy định pháp luật về trách nhiệm nhận rủi ro trong quá trình vận chuyển ảnh hưởng đến hàng hóa. 
 
chuyen-rui-ro-trong-hop-dong-mua-ban-hang-hoa
 
Đây là một giao kết quan trọng cần có trong hợp đồng, trường hợp các bên doanh nghiệp không có giao kết về vấn đề chuyển rủi ro hàng hóa, trong trường hợp hàng hóa bị hư hỏng nặng do gặp sự cố. Vậy bên nào sẽ nhận trách nhiệm bồi thường?
 
Hợp đồng mua bán hàng hóa là gì?
 
Hiện hành theo quy định của Luật thương mại 2005 giải thích cụm từ hợp đồng mua bán hàng hoá trong thương mại có thể hiểu như sau:
 
Hợp đồng mua bán hàng hoá là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thoả thuận.
 
Có thể tạm chia hợp đồng mua bán hàng hoá thành 02 loại:
 
- Hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước.
 
- Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
 
Chuyển rủi ro hàng hóa trong điều kiện thông thường
 
Thông thường các nội dung về chuyển rủi ro là một trong những quy định cơ bản và quan trọng trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Nhờ có nội dung này, các bên có thể xác định được trách nhiệm bồi thường sẽ thuộc về bên nào khi có rủi ro phát sinh. Theo đó, khi rơi vào các trường hợp sau đây sẽ được chuyển rủi ro:
 
(1) Có địa điểm giao hàng xác định
 
Theo Điều 57 Luật Thương mại 2005 nếu bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua khi hàng hóa đã được giao cho bên mua.
 
Người được bên mua ủy quyền đã nhận hàng tại địa điểm đó, kể cả trong trường hợp bên bán được uỷ quyền giữ lại các chứng từ xác lập quyền sở hữu đối với hàng hoá.
 
(2) Không có địa điểm giao hàng xác định
 
Căn cứ Điều 58 Luật Thương mại 2005, nếu hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hoá và bên bán không có nghĩa vụ giao hàng tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho người vận chuyển đầu tiên.
 
(3) Giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển
 
Theo quy định tại Điều 59 Luật Thương mại 2005 nếu hàng hoá đang được người nhận hàng để giao nắm giữ mà không phải là người vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua thuộc một trong các trường hợp sau đây:
 
- Khi bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hoá.
 
- Khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hoá của bên mua.
 
(4) Hàng hoá đang trên đường vận chuyển 
 
Cụ thể, tại Điều 57 Luật Thương mại 2005, nếu đối tượng của hợp đồng là hàng hoá đang trên đường vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng.
 
Theo đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, khi hàng hóa được vận chuyển mà có rủi ro phát sinh rơi vào 04 trường hợp nêu trên thì các sẽ tuân theo các quy định pháp luật về thương mại nếu không có thỏa thuận riêng.
 
Chuyển rủi ro hàng hóa trong trường hợp khác
 
Trong trường hợp mà các bên không rơi vào các quy định mà hai bên đã giao kết thì việc chuyển rủi ro sẽ thực hiện theo quy định tại Điều 61 Luật Thương mại 2005 như sau:
 
Trong trường hợp không được quy định theo Luật Thương mại 2005 thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua, kể từ thời điểm hàng hóa thuộc quyền định đoạt của bên mua và bên mua vi phạm hợp đồng do không nhận hàng.
 
Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa không được chuyển cho bên mua, nếu hàng hoá không được xác định rõ ràng bằng ký mã hiệu, chứng từ vận tải, không được thông báo cho bên mua hoặc không được xác định bằng bất kỳ cách thức nào khác.
 
Lưu ý: Thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao.
 
Như vậy, theo các quy định nêu trên trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về việc chuyển rủi ro hàng hóa, thì pháp luật về thương mại vẫn có quy định cụ thể trường hợp này. Theo đó, việc chuyển rủi ro hàng hóa sẽ căn cứ theo thời điểm giao kết hợp đồng nếu các bên không có thỏa thuận khác.
  •  8265
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

2 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…