DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Chuyển nhượng quyền sử dụng đất không cần công chứng, chứng thực - đề cao vai trò của Luật sư

Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi năm 2013 có điểm mới quan trọng; đó là các giao dịch (chuyển nhượng, thừa kế, tặng, cho, thuê, cho thuê...) không cần công chứng chứng thực.

Theo quy định tại khoản 2 (phương án 2), điều 161 dự thảo Luật Đất đai sửa đổi: Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được thực hiện theo nhu cầu của các bên.

Thiết nghĩ đây là điểm mới đáng lưu tâm, nếu quy định này được thông qua, công tác cải cách hành chính tiến thêm một bước, một số thủ tục hành chính sẽ được "khai tử". Việc không bắt buộc công chứng chứng thực sẽ giúp người dân hạn chế được những khoản chi phí không thật sự cần thiết. Quyền tự do giao dịch quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của hai bên được tôn trọng và khẳng định, giao dịch có hiệu lực mà không cần thông qua bước trung gian là công chứng chứng thực.

Mặt trái của vấn đề là quy định này chưa thực sự rõ ràng, khó bảo vệ được tính "đảm bảo" trong các giao dịch; cơ chế xử lý chưa đầy đủ có thể dẫn đến nhiều thiệt thòi cho một trong các bên giao dịch. Ngoài ra, một trong những nguồn thu của các văn phòng công chứng sẽ mất, tiếng nói của họ trong vấn đề này không phải là nhỏ. Bên cạnh đó, quy định này vẫn tồn tại những nghi ngại nhất định, bởi các bên tùy nghi thỏa thuận, nhưng nhà nước đối xử thế nào với trường hợp chọn công chứng và trường hợp không công chứng? Cơ chế bảo vệ nào cho cả hai trường hợp này, liệu có sự phân biệt nào không? Một vấn đề không đơn giản!

Nếu quy định này được thông qua, vai trò của các Luật sư trong quan hệ giao dịch đất đai trở nên quan trọng; một trong các bên giao dịch muốn đảm bảo sự an toàn, muốn bảo vệ quyền lợi của mình phải cần nắm được các quy định của pháp luật liên quan. Đây sẽ là xu hướng phát triển mang tính quy luật của xã hội hiện tại, trong tương lai và có thể khẳng định tính lâu dài của nó; nhà nước dần hạn chế tác động/tham gia của mình vào các giao dịch dân sự, tạo điều kiện cho các bên quyền tự do giao dịch.

Tham khảo thêm một số điểm mới của Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi năm 2013 tại đây.

  •  14193
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…