DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Chung thủy có phải là nghĩa vụ

Theo Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có qui định như sau:

 

“Điều 19. Tình nghĩa vợ chồng

 

1. Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.

 

2. Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác.”

 

Quan hệ vợ chồng không đơn thuần chỉ là một quan hệ quyền và nghĩa vụ theo pháp lý đơn thuần, mà trước hết đó là tình nghĩa giữa hai người đối với nhau. Do đó, trong tình nghĩa vợ chồng, trước hết họ phải chung thuỷ với nhau. Đây là cơ sở quan trọng đảm bảo hạnh phúc của gia đình. Nếu vợ hoặc chồng vi phạm, sẽ làm sứt mẻ tình cảm vợ chồng, sẽ ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.

 

Chung thuỷ vợ chồng, tức tình cảm vợ chồng đối với nhau trước sau như một, không hề thay đổi. Khi kết hôn như thế nào thì sau khi kết hôn cũng phải đối xử như vậy.

 

Vi phạm nghĩa vụ chung thuỷ được hiểu ở góc độ người vợ hoặc người chồng có hành vi ngoại tình. Hành vi ngoại tình thường là hành vi quan hệ tình dục với người khác, tuy nhiên cũng có thể là những quan hệ tình cảm với người khác kéo dài và trầm trọng, làm ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.

 

Trước đây, trong thời kỳ phong kiến hay thời kỳ thực dân Pháp xâm lược, chỉ có người vợ mới phải chung thuỷ với người chồng, chứ người chồng không phải chung thuỷ với vợ. Pháp nhiều luật thời kỳ này cho phép và khuyến khích người đàn ông lấy nhiều vợ. Thậm chí khi người chồng chết, một người phụ nữ được coi là tiết hạnh, được kính trọng khi chị ta ở vậy để thờ chồng. Nó thể hiện sự ích kỷ của đàn ông khi ban hành những điều luật và các chuẩn mực có lợi cho mình vào lúc đó.

 

Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959, năm 1986, năm 2000 và hiện nay đều qui định và khẳng định chế độ hôn nhân một vợ, một chồng, do đó trong quan hệ vợ chồng, các bên đều phải có nghĩa vụ chung thuỷ với nhau. Thể hiện sự tiến bộ cũng như một cách ràng buộc đối với quan hệ nhân thân giữa vợ chồng.

  •  4658
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…