DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Chức năng của thành viên độc lập Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần

Thành viên độc lập Hội đồng quản trị nằm ở vị trí nào trong cơ cấu tổ chức?Chức năng cụ thể là gì?

Theo quy định tại Điều 137 Luật Doanh nghiệp 2020 thì:

Điều 137. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần

1. Trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác, công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:

[...]

b) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm toán quy định tại Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán do Hội đồng quản trị ban hành.

[...]”

Như vậy, thành viên độc lập Hội đồng quản trị sẽ xuất hiện khi công ty cổ phần lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo mô hình Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Chức năng của thành viên độc lập Hội đồng quản trị được quy định rải rác ở các điều khoản khác nhau, cụ thể:

- Có các chức năng của thành viên hội đồng quản trị: tham dự và biểu quyết tại Cuộc họp Hội đồng quản trị theo quy định tại Điều 157 Luật Doanh nghiệp 2020 để quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ các quyền và nghĩa vụ thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại Điều 153 Luật Doanh nghiệp 2020, cụ thể:

   + Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;

   + Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;

   + Quyết định bán cổ phần chưa bán trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác;

   + Quyết định giá bán cổ phần và trái phiếu của công ty;

   + Quyết định mua lại cổ phần.

   + Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của pháp luật;

   + Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ;

   + Thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng, giao dịch khác có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định tỷ lệ hoặc giá trị khác và hợp đồng, giao dịch thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông.

   + Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký kết hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định; quyết định tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của những người quản lý đó; cử người đại diện theo ủy quyền tham gia Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông ở công ty khác, quyết định mức thù lao và quyền lợi khác của những người đó;

   + Giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty;

   + Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty, quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác;

   + Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết;

   + Trình báo cáo tài chính hằng năm lên Đại hội đồng cổ đông;

   + Kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh;

   + Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể công ty; yêu cầu phá sản công ty;

   + Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

- Có quyền đề nghị Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập họp Hội đồng quản trị (Điểm a Khoản 3 Điều 157 Luật Doanh nghiệp 2020).

- Được bầu làm Chủ tịch Ủy ban kiểm toán (Khoản 1 Điều 161 Luật Doanh nghiệp 2020).

- Các chức năng khác theo quy định của Điều lệ công ty (Khoản 4 Điều 154 Luật Doanh nghiệp 2020).

Ngoài ra, do các quy định về điều kiện để trở thành thành viên độc lập Hội đồng quản trị tại Khoản 2 Điều 155 Luật Doanh nghiệp 2020, cho nên, về mặt lý luận, vai trò của thành viên độc lập Hội đồng quản trị là bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu, thực hiện việc kiểm soát hoạt động của bộ máy quản lý và điều hành doanh nghiệp. Đặc biệt, trong công ty cổ phần luôn tồn tại nguy cơ xung đột về lợi ích giữa các cổ đông với tư cách là người sở hữu vốn. Với bên kia là người quản lý điều hành công ty với tư cách là những người trực tiếp sử dụng vốn. Nhìn chung, thành viên độc lập Hội đồng quản trị sẽ đóng vai trò giống như người giám sát. Với nhiệm vụ giảm bớt nguy cơ lạm dụng quyền hạn của những người quản lý, điều hành. Đồng thời bảo vệ lợi ích chính đáng cho cổng đông, đặc biệt là những cổ đông nhỏ.

  •  363
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…