DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Chồng bị bệnh tâm thần, vợ có được ly hôn?

CHỒNG BỊ BỆNH TÂM THẦN, VỢ CÓ ĐƯỢC LY HÔN?

Luật sư Đoàn Khắc Độ

Ly hôn là quyền của cả vợ và chồng. Luật Hôn nhân & Gia đình (HN&GĐ) năm 20002014 đều quy định vợ, chồng hoặc cả hai có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

Tuy nhiên, Luật HN&GĐ 2000 không quy định về trường hợp ly hôn khi vợ (hoặc chồng) bị bệnh tâm thần. Do đó, nếu người vợ yêu cầu ly hôn khi người chồng bị bệnh tâm thần (hoặc ngược lại) thì bị “vướng” chế định về đại diện và giám hộ. Nên không ít trường hợp Tòa không giải quyết, mặc dù có căn cứ cho ly hôn: “mục đích hôn nhân không đạt được”.

Người bị bệnh tâm thần là người bị mất năng lực hành vi dân sự (k.2, Điều 22 BLDS 2005), họ không thể tự mình tham gia tố tụng được, nên bắt buộc phải có người đại diện hợp pháp.

Nhưng không thể có người đại diện theo ủy quyền, vì khoản 3, Điều 73 BLTTDS 2004 (sửa 2011) quy định không được ủy quyền đối với việc ly hôn. (mà nếu có cho phép ủy quyền thì người bệnh tâm thần cũng không thể thực hiện hành vi ủy quyền được).

Vậy người bị bệnh tâm thần chỉ có thể có người đại diện theo pháp luật.

VẬY AI LÀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA NGƯỜI BỊ BỆNH TÂM THẦN?

Giám Hộ Đương Nhiên:

Theo k.1, Điều 62 BLDS thì: người chồng bị mất năng lực hành vi dân sự thì người vợ là người giám hộ đương nhiên (và ngược lại).

Theo k.2, Điều 141 BLDS thì người giám hộ là người đại diện theo pháp luật của người được giám hộ.

Như vậy, nếu chồng bị bệnh tâm thần thì người vợ là người đại diện theo pháp luật của chồng.

Nhưng trong một vụ án ly hôn thì người vợ (hoặc chồng) không thể vừa là nguyên đơn, vừa là người đại diện cho người chồng (hoặc vợ); người vợ không thể vừa bảo vệ quyền lợi cho mình, vừa bảo vệ quyền lợi cho người chồng. Điều này không thể tồn tại trong tố tụng.

Trường Hợp Này Có Cử Người Giám Hộ Được Không?

Theo quy định tại Điều 63 BLDS thì, việc cử người giám hộ chỉ thực hiện khi không có người giám hộ đương nhiên. Và pháp luật cũng không có hướng dẫn nào về việc cử người đại diện cho người bị bệnh tâm thần trong vụ án ly hôn. 

Rõ ràng là việc yêu cầu ly hôn của vợ (chồng) khi người kia bị bệnh tâm thần đã “vướng” quy định về đại diện, giám hộ.

Nhưng chẳng lẽ không giải quyết cho họ được ly hôn khi người kia bị bệnh tâm thần? Mục đích của hôn nhân là xây dựng gia đình hạnh phúc, sinh con, đẻ cái, cùng nhau xây dựng tổ ấm. Nhưng một người bị bệnh tâm thần thì rõ ràng mục đích này không đạt được, chưa kể là việc bị bạo lực do người bị tâm thần gây ra?

  •  9812
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…