DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Chó cắn chết người, chủ phải chịu trách nhiệm hình sự!

Chó là loài động vật được con người yêu quý bởi sự đáng yêu và trung thành. Hiện nay, việc nuôi “thú cưng” này cũng trở nên khá phổ biến, thậm chí, có những người bỏ ra hàng chục triệu để mua được cho mình một giống chó yêu thích. Tuy nhiên, không phải “thú cưng” nào cũng đáng yêu, bởi lẽ đã có nhiều vụ việc chó cắn người qua đường dẫn đến những hậu quả thương tâm. Sự việc này như lời cảnh tỉnh cho những người nuôi chó cần có sự cảnh giác và quan tâm đúng mực để bảo vệ cho chính bản thân, người xung quanh và “thú cưng” của mình.

Sau đây là những điều mà người nuôi chó cần biết:

Thứ nhất, theo Quyết định 193/QĐ-TTg ban hành ngày 13/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ, để khống chế và loại trừ bệnh dại, người nuôi chó phải quản lý chó nuôi, phải tiêm phòng vac-xin dại cho đàn chó, cam kết nuôi nhốt (hoặc xích), giữ chó trong khuôn viên của gia đình, khi ra ngoài còn phải đeo rọ mõm cho chó, khi đưa chó ra nơi công cộng phải xích giữ chó hoặc có người dắt.

Thứ hai, căn cứ theo Khoản 2 Điều 7 Nghị định 90/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 04/2020/NĐ-CP, chủ nuôi không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh dại cho chó; không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, khô có người dắt chó ra nơi nông cộng có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

cho-can-chet-nguoi

Hình ảnh minh họa

Thứ ba, đối với các trường hợp chó dữ tấn công người khác gây tổn hại sức khỏe, tài sản thì tùy theo mức độ tổn hại mà chủ nuôi chó phải bồi thường cho người bị hại theo Điều 603 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:

- Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

- Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

- Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

- Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

Thứ tư, trường hợp chó nuôi gây thiệt hại đến sức khỏe của người khác thì chủ chó cần tiến hành bồi thường căn cứ tại Điều 590 BLDS 2015 quy định về thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm. Trong trường hợp dẫn đến hậu quả chết người, chủ nuôi chó phải bồi thường thiệt hại do súc vật mình nuôi gây ra theo Khoản 1 Điều 591 BLDS 2015 quy định về “Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm” và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần theo khoản 2 Điều này.

Thứ năm, chủ nuôi chó phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp sơ suất trong việc quản lý, nuôi thả chó gây ra hậu quả chết người “Tội vô ý làm chết người” theo Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể:

- Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

- Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

  •  723
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

2 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…