DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Cho bé gái vay tiền, đòi thế chấp bằng clip “nóng”: Truy cứu TNHS thế nào?

Mới đây, trên các diễn đàn hàng loạt đưa tin về vụ việc cho bé gái vay tiền với yêu cầu thế chấp ảnh khỏa thân, clip “nóng” khiến dư luận phẫn nộ. Đặc biệt, nạn nhân chỉ mới 14 tuổi và đối tượng cho vay là một thanh niên 21 tuổi hiện đang bị công an tỉnh Đắk Lắk bắt giữ.

Bắt quả tang đối tượng cho bé gái 14 tuổi vay tiền với yêu cầu thế chấp ảnh khỏa thân, clip “nóng”

Vào ngày 17/8/2022, công an đã bắt giữ đối tượng Bùi Thanh Nguyên (21 tuổi, trú P. Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) về hành vi đăng lên mạng xã hội các clip, hình ảnh “nóng” của người vay tiền thế chấp để uy hiếp, đòi nợ.

Theo đó, vào tháng 5/2022, vì cần tiền tiêu xài, một bé gái (14 tuổi ở huyện Krông Búk) đã nhắn tin đặt vấn đề vay tiền của Bùi Thanh Nguyên. Lúc này, Bùi Thanh Nguyên đồng ý và yêu cầu bé gái phải thế chấp bằng hình ảnh, video khỏa thân và video quan hệ tình dục với người khác giới.

Sau đó, bé gái đã gửi cho Bùi Thanh Nguyên 3 đoạn clip và một ảnh nóng để thế chấp vay tổng số tiền 45 triệu đồng, lãi suất hai bên tự thỏa thuận.

Tuy nhiên, đến ngày 18/5, bé gái không đủ khả năng trả nợ, đối tượng này đã phát tán hình ảnh, "clip nóng" lên mạng xã hội và gửi cho nhiều người thân của bé gái để uy hiếp, đòi nợ.

cho-be-gai-vay-tien-the-chap-anh-nong

Sau khi biết chuyện, mẹ của bé gái đã thỏa thuận sẽ trả thay và được cho biết số tiền còn phải trả là 55 triệu đồng.

Mẹ bé gái đã đồng ý trả nợ cho Nguyên mỗi tháng 10 triệu đồng. Sau đó, trong lúc Nguyên đang nhận tiền 10 triệu đồng của mẹ bé gái thì bị bắt quả tang.

Được biết, ngoài bé gái trên, đối tượng còn cho 3 người khác vay tiền thế chấp bằng hình ảnh, "clip nóng". Tuy nhiên, đến nay, những người này vẫn trả nợ như cam kết nên chưa bị phát tán lên mạng xã hội.

Đối tượng cho bé gái vay tiền yêu cầu thế chấp ảnh khỏa thân, clip “nóng” phải chịu trách nhiệm gì?

Tùy vào tính chất, mức độ của hành vi, nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, đối tượng này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cưỡng đoạt tài sản theo Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015.

“Tội cưỡng đoạt tài sản

1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Ngoài ra, đối tượng cho vay đã ép bé gái 14 tuổi phải thế chấp bằng hình ảnh, video clip khoả thân và quan hệ tình dục với người khác giới nhằm đe dọa, uy hiếp tinh thần của nạn nhân, buộc nạn nhân phải trả nợ.

Hành vi này còn xâm phạm nghiêm trọng bí mật, đời tư cá nhân, danh dự, nhân phẩm của người khác, trái thuần phong mỹ tục, đạo đức nên tùy theo mức độ vi phạm mà có thể cấu thành Tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổi sung bởi Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.

Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Bên cạnh đó, nếu xét thấy vụ việc trên có dấu hiệu của tội cho vay lãi nặng được quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015, tức lãi suất vượt quá 20%/ năm của khoản tiền vay mà thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng thì đối tượng này có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Trường hợp người phạm tội mà thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. (Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015)

  •  691
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…