DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Chặt trộm cây gỗ khô trong rừng tự nhiên có phạm tội không?

Căn cứ Khoản 1 Điều 7 Luật lâm nghiệp 2017 quy định về sở hữu rừng tự nhiên như sau:
 
1. Nhà nước là đại diện chủ sở hữu đối với rừng thuộc sở hữu toàn dân bao gồm:
 
a) Rừng tự nhiên;
 
b) Rừng trồng do Nhà nước đầu tư toàn bộ;
 
c) Rừng trồng do Nhà nước thu hồi, được tặng cho hoặc trường hợp chuyển quyền sở hữu rừng trồng khác theo quy định của pháp luật.
 
.Theo quy định trên thì rừng tự nhiên thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu.
Căn cứ Khoản 3 Điều 2 Luật này định nghĩa rừng là
 
3. Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên.
Vậy cây gỗ khô cũng được coi là tài sản toàn dân.
 
Căn cứ Khoản 1 Điều 173 Bộ luật hình sự được sửa đổi bởi Khoản 34 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về trộm cắp tài sản như sau:
 
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
 
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
 
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
 
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
 
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
 
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
 
Vậy đối với hành vi chặt trộm gỗ khô trong rừng tự nhiên từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một số trường hợp trên sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
  •  813
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…