DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Cha, mẹ đánh con cái ở mức nào thì bị xử lý hình sự theo tỷ lệ thương tật?

Cha mẹ đánh con cái

Cha mẹ đánh con cái và quy định của pháp luật

Qua vụ chủ quán bánh xèo ngược đãi hai nam nhân viên, trong đó có một em còn chưa đến tuổi vị thành niên, dưới đây là nội dung phân tích những quy định của pháp luật để biết cha mẹ đánh con cái ở mức độ nào thì sẽ bị pháp luật xử lý.

Trước hết, Luật phòng chống bạo lực gia đình 2017 có quy định hành vi “Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng” được xem là bạo lực gia đình.

Những hành vi này bị pháp luật nghiêm cấm, đồng thời có những chế tài xử phạt như sau:

Xử lý hình sự (hình thức xử lý nghiêm trọng nhất)

1. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình

Tại Bộ luật hình sự 2015, Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình được quy định tại Điều 185 như sau:

“1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 05 năm:

a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;

b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.”

Đối với tội này, cả chủ thể thực hiện lẫn người bị hành hạ đều là thành viên trong gia đình, có tồn tại các quan hệ huyết thống hoặc hôn nhân với nhau.

Ở đây hành vi bị coi là phạm tội còn khá mơ hồ: “Thường xuyên” là ở mức độ nào?

Theo quan điểm của người viết, thường xuyên được hiểu là lập lại liên tục theo hệ thống và kéo dài, tuy nhiên mức độ này còn phụ thuộc vào kết quả của cơ quan điêu tra.

Đặc biệt trong trường hợp người bị ngược đãi, hành hạ là người dưới 16 tuổi, hành vi này sẽ bị xếp vào khung tăng nặng.

2. Tội cố ý gây thương tích

Tại Điều 134 Bộ luật này quy định:

"Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

...

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

..."

Với tội này, khi con cái chưa đủ 16 tuổi, chỉ cần có hành vi cố ý gây thương tích thì cha mẹ sẽ bị xử phạt, ngược lại, nếu con cái đã trên 16 tuổi thì tùy vào mức độ thương tật mà xử lý, đặc biệt khung nặng nhất của tội này lên đến 20 năm tù giam hoặc chung thân.

Nghiêm trọng hơn, đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục khiến cho con cái tự sát thì còn có thể bị phạt tối đa đến 12 năm tù về Tội bức tử (Điều 130 BLHS 2015)

>>> Bản án về tội cố ý gây thương tích cho con cái

Xử phạt hành chính khi chưa đến mức xử lý hình sự

Như đã quy định tại Điều 185, nếu đã từng bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn tái phạm thì người vi phạm sẽ bị xử lý hình sự, vậy những hình thức xử phạt hành chính đó ra sao?

Điều 49, Điều 50 Nghị định 167/2013/NĐ-CP có quy định những mức xử phạt đối với các hành vi sau:

- Hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình: Phạt 1 – 1.5 Triệu đồng

- Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình: Phạt 1.5 – 2 triệu đồng

- Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với các hành vi:

+ Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân

+ Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ.

*Lưu ý: việc hành hạ đối với đối tượng là con cái của mình sẽ khác không phải hành vi bị điều chỉnh tại Điều 130 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) về tội Hành hạ người khác.

Như vậy, việc dạy dỗ con bằng cách đánh đập nên được hạn chế một cách tối đa, hướng tới việc loại bỏ hoàn toàn, nhất là đối với con cái dưới 16 tuổi. Hành vi cố ý gây thương tích cho con cái sẽ bị xử lý theo mức độ thương tật gây ra.

  •  3381
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…