DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Cấp và sử dụng bằng cử nhân giả, xử lý như thế nào?

Cấp và sửdụng bằng cử nhân giả

Xử lý hành vi cấp, sử dụng bằng giả - Ảnh minh họa

Đại học Đông Đô vừa bị cơ quan điều tra kết luận đã cấp rất nhiều bằng cử nhân giả, không qua tuyển sinh, đào tạo hoặc chưa đủ điều kiện cấp bằng. Với hành vi này, cả người đã làm giả văn bằng và người sử dụng văn bằng đểu có thể bị xử lý nghiêm khắc.

1. Đối với những người trực tiếp làm giả bằng cấp, giấy tờ

Theo nội dung vụ án, ban lãnh đạo nhà trường đã trực tiếp thực hiện hành vi cấp bằng cử nhân cho các đối tượng không được đào tạo hoặc không có điều kiện để được cấp bằng.

Hành vi này được xem là cấp bằng giả, tuy nhiên nếu người trực tiếp tạo ra giấy tờ giả đó là những người có chức vụ, quyền hạn thì hình thức xử lý sẽ khác đối với người không có chức vụ, quyền hạn. Cụ thể:

Khoản 1 Điều 359 Bộ luật hình sự 2015 có quy định về tội Giả mạo trong công tác:

“1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

b) Làm, cấp giấy tờ giả;

…”

Ở Khoản 4 Điều trên, mức phạt cao nhất dành cho hành vi này có thể lên đến 20 năm tù nếu cấp từ 11 giấy tờ giả trở lên.

Quy định trên áp dụng với những người có chức vụ, quyền hạn. Trái lại nếu họ không có chức vụ, quyền hạn mà thực hiện hành vi làm giả hoặc bán bằng cấp thì sẽ bị xử phạt tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi như sau:

Điều 340 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định:

"1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm."

Khung hình phạt cao nhất của tội này là 3-7 năm tù khi làm giả từ 6 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên.

Như vậy, đối với hành vi "Làm giả giấy tờ, tài liệu" của cơ quan, tổ chức, người làm giả những giấy tờ này sẽ phải chịu hình phạt nặng hơn nếu là người có chức vụ, quyền hạn và lợi dụng chức vụ của mình để thực hiện hành vi bất chính.

2. Đối với người sử dụng bằng giả

Đối với người sử dụng bằng giả, có những hình thức xử phạt khác nhau tùy vào động cơ và hành vi.

Như đã phân tích ở trên, theo Điều 341 Bộ luật hình sự, người sử dụng giấy tờ giả sẽ bị xử lý nếu họ dùng giấy tờ đó "thực hiện hành vi trái pháp luật", tức việc sử dụng bằng giả phải nhằm mục đích thực hiện hành vi trái pháp luật khác (như lừa đảo, làm hồ sơ giả nộp cho các cơ quan, tổ chức,...)

Riêng đối với hành vi mua bán, sử dụng văn bằng giả (chưa thực hiện hành vi trái pháp luật khác) thì sẽ bị xử phạt hành chính theo Khoản 3 Điều 16 Nghị định 138/2013/NĐ-CP với mức phạt từ 10 - 20 triệu đồng.

Ngoài ra, nếu có căn cứ cho thấy việc sử dụng bằng giả là nhằm thực hiện những hành vi gian dối khác để Lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì người sử dụng còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. (Điều 174 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017)

Đối với công chức, viên chức, căn cứ theo Khoản 3 Điều 13 và Khoản 4 Điều 19 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc.

Như vậy, khác với việc làm giả những vật khác, việc làm giả văn bằng, chứng chỉ sẽ bị xử lý cực kỳ nghiêm khắc. Đối với người sử dụng hoặc mua những văn bằng đó thì sẽ áp dụng xử phạt hành chính.

  •  1023
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…