DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

CẢNH GIÁC: Lừa đảo tìm việc với những lao động có thu nhập thấp

Những ngày sau Tết Nguyên đán 2023 lại là một nỗi lo thất nghiệp và loay hoay về chuyện tiền nong đối với những công nhân đang tìm việc. Khi làn sóng sa thải người lao động (NLĐ) lớn từ trước Tết từ các nhà máy, xí nghiệp đồng loạt chịu ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu.
 
Thì khoảng thời gian sau kỳ nghỉ lễ NLĐ sẽ bắt đầu trở lại tìm việc từ các cơ sở lao động, lợi dụng tình hình này không ít các đối tượng hiện nay đã thực hiện các phương thức lừa đảo NLĐ trên các trang tìm việc. Lao động thất nghiệp đã gặp khó khăn, nay càng khốn đốn hơn.
 
canh-giac--lua-dao-tim-viec-voi-nhung-lao-dong-co-thu-nhap-thap
 
1. Cách thức lừa đảo tìm việc
 
Cụ thể, khi những lao động lên các trang tìm việc và rải nhiều đơn xin việc mong ngóng được gọi đi phỏng vấn thì thường bị dẫn dụ với những tiêu đề như “phỏng vấn bao đậu”, đãi ngộ tốt làm việc mỗi tháng 6 - 7 triệu đồng chưa kể tăng ca, phụ cấp, tuần chỉ làm 5 ngày. Nhà máy có điều hòa, môi trường làm việc mát mẻ.
 
Khi liên hệ thì người môi giới phỏng vấn cần phí bôi trơn xem là tiền cafe để mọi thứ được suôn sẻ thì người tìm việc đã bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để có thể được nhận vào làm, bất chấp họ đang khó khăn về mặt tài chính.
 
Nhiều công nhân trong tình trạng này nói rằng vì nôn nóng muốn đi làm nên anh đã chuyển vài triệu đồng vào số tài khoản từ chủ tài khoản trên Facebook nhận việc. Tuy nhiên, sau khi chuyển tiền nhiều ngày thì không được gọi đi làm, gọi lên công ty thì được biết không có nhân viên tên như các tài khoản nhận việc trên Facebook.
 
Hoặc với trường hợp khác sau khi nhận “tiền cafe” sẽ cho người tìm việc vào làm tại các cơ sở lao động nặng nhọc, giờ làm nhiều mà lương ít, bốc lột lao động và NLĐ sẽ tự nghỉ việc.
 
2. Doanh nghiệp có được thu tiền tuyển dụng người lao động?
 
Theo đó, tại Điều 11 Bộ luật Lao động 2019 có quy định việc tuyển dụng lao động đối với các doanh nghiệp phải đáp ứng các quy định sau:
 
Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động để tuyển dụng lao động theo nhu cầu của người sử dụng lao động.
 
Đồng thời, người lao động không phải trả chi phí cho việc tuyển dụng lao động.
 
Dựa theo quy định trên cho thấy nếu nhà tuyển dụng không được quyền thu tiền NLĐ khi thực hiện tuyển dụng. Như vậy NLĐ khi đi xin việc không cần phải trả bất kỳ khoản phí nào để được nhận việc.
 
Trường hợp doanh nghiệp là cá nhân có hành vi thu tiền của người lao động tham gia tuyển dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 01 triệu đồng đến 03 triệu đồng (căn cứ điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
 
Lưu ý: Doanh nghiệp là tổ chức thì mức phạt tiền sẽ gấp 2 lần mức phạt trên.
 
Ngoài ra, phạt tiền từ 50 triệu đồng - 75 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Lôi kéo; dụ dỗ; hứa hẹn; quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích bóc lột, cưỡng bức lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
 
Đồng thời, buộc doanh nghiệp này trả lại cho NLĐ khoản tiền đã thu đối với hành vi vi thu tiền tuyển dụng.
 
3. Lừa đảo tuyển dụng bị xử lý thế nào?
 
Trường hợp những đối tượng lừa đảo tuyển dụng mà số tiền thu được vượt quá xử phạt vi phạm hành chính thì căn cứ Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi Bộ luật Hình sự 2017) đã vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 
 
Do đó, người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 02 triệu đồng - dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, 
 
Thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
 
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm.
 
- Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại Bộ luật Hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
 
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
 
- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
 
Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
 
- Có tổ chức.
 
- Có tính chất chuyên nghiệp.
 
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu đồng - dưới 200 triệu đồng.
 
- Tái phạm nguy hiểm.
 
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức.
 
- Dùng thủ đoạn xảo quyệt.
 
Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
 
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đồng - dưới 500 triệu đồng.
 
- Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
 
Phạt tù từ 12 năm - 20 năm hoặc tù chung thân:
 
- Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên.
 
- Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
 
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng - 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
 
Nhờ việc lợi dụng tình hình lao động thất nghiệp hiện nay nhiều đối tượng đã thực hiện nhiều hành vi lừa đảo, qua đó lao động đã mắc phải trường hợp này không muốn trình báo cơ quan điều tra vì số tiền không quá lớn và cũng không muốn phiền phức nên cho qua. 
 
Tuy nhiên, hãy vì lợi ích của bản thân cũng như của cộng đồng người lao động mà đừng ngần ngại thông báo đến cơ quan công an gần nhất để được giải quyết vụ việc.
  •  495
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

2 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…