DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Cản trở người thi hành công vụ mà gây thương tích bị xử phạt ra sao?

Vừa qua, trên các diễn đàn thông tin về những vụ gây thương tích đối với CSGT đang làm nhiệm vụ hay cản trợ, chống đối các cán bộ, cơ quan có thẩm quyền xử lý vụ việc,… Hành vi cản trở, chống đối lực lượng chức năng có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ của mình, pháp luật quy định áp dụng những biện pháp cưỡng chế để giải quyết. Vậy như thế nào được xem là cản trở người thi hành công vụ và mức phạt cho hành vi vi phạm này là gì?

Ai được xác định là người thi hành công vụ?

Liên quan đến vấn đề người thi hành công vụ, ngày 17/12/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ; trong đó căn cứ tại Khoản 1 Điều 3 quy định:

Người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội.

Ngoài ra, tại Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 cũng có quy định:

Người thi hành công vụ là người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật có liên quan vào một vị trí trong cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án hoặc người khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án.

Hành vi cản trở người thi hành công vụ là gì?

Hành vi “cản trở ” là hành vi tác động một cách trực tiếp, hoặc gián tiếp thông qua hành động hoặc lời nói đến quá trình người thi hành công vụ chấp hành, thực hiện nghiệp vụ , từ đó tạo ra khó khăn, cản trở việc chấp hành pháp luật.

Cụ thể tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định hành vi chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc ép buộc người thi hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ được giao.

Mức phạt đối với hành vi cản trở người thi hành công vụ

Xử phạt vi phạm hành chính

Căn cứ tại Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ:

Phạt tiền từ 01-04 triệu đồng đối với hành vi môi giới, giúp sức cho cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.

Phạt tiền từ 04-06 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

- Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoặc nhiệm vụ khác của người thi hành công vụ theo quy định của pháp luật;

- Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ;

- Tổ chức, xúi giục, giúp sức, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.

Phạt tiền từ 06-08 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

- Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực chống người thi hành công vụ;

- Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ;

- Đưa tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất hối lộ cho người thi hành công vụ.

Ngoài ra, đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngoài phạt tiền còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm này là luộc xin lỗi công khai.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Theo quy định tại Điều 330 Bộ luật hình sự 2015 nêu rõ:

Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Mức cao nhất cho tội này có thể phạt tù lên đến 07 năm.

Cản trở người thi hành công vụ gây thương tích bị xử lý thế nào?

Có không ít trường hợp người vi phạm sử dụng vũ lực gây ra thương tích cho người thi hành công vụ, mặc khác, hiện nay Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015 về Tội chống người thi hành công vụ lại mới chỉ quy định về mức phạt tù với hành vi chống người thi hành công vụ gây thiệt hại về tài sản. Vậy, với trường hợp gây thiệt hại về sức khỏe thì xử lý thế nào?

Về vấn đề này, trường hợp gây thương tích với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân được quy định tại điểm k khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017.

Cụ thể, nếu gây thương tích cho người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Theo đó, mức phạt đối với hành vi chống người thi hành công vụ gây thương tích quy đinh tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017. Mức phạt cao nhất có thể lên tới 20 năm tù hoặc tù chung thân.

  •  2684
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…