DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Cản trở người thi hành công vụ có thể bị phạt 5 triệu đồng

Tham khảo:

>>>Những việc cán bộ, công chức cấp xã không được làm;

>>>Ai là cán bộ, công chức cấp xã, phường, thị trấn?;

Khi làm việc với cơ quan nhà nước, có nhiều người dân cảm thấy không hài lòng trước những cách giải quyết hay quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Vì vậy, thường có thái độ chống đối, chửi bới và thậm chí sử dụng gậy để xua đuổi người thi hành công vụ (cụ thể trong việc: Cưỡng chế thu hồi đất; Thu hồi một phần đất để làm đường (có bồi thường hoa màu trên đất);...). Nhưng nhiều người dân không hiểu luật nên không lường trước được nếu không cẩn thận trước những hành vi đó, thì bản thân có thể sẽ phải gánh chịu những hậu quả như thế nào?

Cụ thể: Căn cứ Điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về mức phạt hành chính, nếu người dân có hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ như sau:

“Điều 20. Hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi môi giới, tiếp tay, chỉ dẫn cho cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ;

b) Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ;

c) Xúi giục, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ;

b) Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ;

c) Đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu số tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều này.”

Vì vậy, trong quá trình làm việc giữa cơ quan nhà nước và công dân cần có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự trong giao tiếp, tôn trọng lẫn nhau. Nếu người dân có cách ứng xử không văn minh và có hành vi gây cản trở có thể sẽ bị xử phạt hành chính tối đa lên đến 5.000.000đ.  

Do đó, người dân khi có cơ quan nhà nước liên hệ làm việc hay đến làm việc với cơ quan nhà nước (phổ biên là UBND cấp xã tại địa phương). Nếu không đồng ý với quyết định của cơ quan nhà nước thì người dân có quyền khiếu nại quyết định của cơ quan đó hoặc giữa hai bên sẽ có cuộc đối thoại để tự hòa giải giải quyết, không nên quá bức xúc, nóng nảy mà phải lãnh hậu quả khó lường.

Tham khảo: THỦ TỤC KHIẾU NẠI, TỐ CÁO;

  •  5398
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…