DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Cần thay đổi tư duy "phòng vệ chính đáng"

Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm (Điều 22 BLHS 2015).

 
Đạp bể tinh hoàn kẻ hiếp dâm có bị coi là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng?

Nhà làm luật quy định như vậy dẫn đến cách hiểu dễ dãi cho người có hành vi vi phạm, chủ động và khắt khe dành cho người bị yếu thế, bị động; từ đó phát sinh nhiều hệ lụy xã hội. Tội phạm ngày nay tàn bạo hơn, dã man hơn, luôn tìm cách để che dấu hành vi, giết người diệt khẩu: những vụ án như ở Bắc Giang, Bình Dương, Long An, Điện Biên;...; những vụ kiểm lâm có súng, bị lâm tặc chém chết mà không dám bắn; thể hiện rõ ý thức tận diệt của kẻ thủ ác. Trong khi người bị người phạm tội tác động lại không thể chống trả một cách quyết liệt, dứt khoát, mà chỉ "cần thiết", nếu vượt quá thì bị xử lý tùy mức độ.

Trong thời gian qua, không ít người vì không chứng minh được "phòng vệ" như thế nào là ở mức độ "cần thiết" nên bị điều tra, truy tố, xét xử, vướng vào lao lý tan cửa nát nhà do "vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng". Trong khi đứng trước hành vi vi phạm áp đảo và áp lực của người khác, không dễ để đưa ra một phương thức chống trả "cần thiết". Thiết nghĩ, pháp luật cần nghiêm khắc hơn với những kẻ hung hăng, chủ động vi phạm, chủ động phạm tội và bảo vệ người yếu thế tốt hơn. Cần thay đổi tư duy về phòng vệ chính đáng theo hướng cá nhân được chủ động tự bảo vệ tài sản, tính mạng, sức khỏe của bản thân mình. Đó là "tấm áo giáp" tốt nhất để người yếu thế, bị động có cơ hội phản ứng không cần suy nghĩ giải pháp "cần thiết" đối đầu với kẻ phạm tội; cũng là tấm lá chắn để tội phạm phải đắn đo trước khi thực hiện một hành vi phạm tội; cơ quan tố tụng có thêm cơ hội để phản ứng, truy tìm.

Cần thay đổi tư duy và cách hiểu về phòng vệ chính đáng.

 

  •  4680
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…