DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Cán bộ công đoàn nhận hối lộ trong đề bạt, bổ nhiệm sẽ bị khai trừ

Tổng Liên đoàn lao động ban hành Quyết định 5130/QĐ-TLĐ ngày 12/8/2022 về Quy định xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn. Trong đó, quy định một số trường hợp vi phạm mà cán bộ công đoàn sẽ bị khai trừ khỏi tổ chức.

Quyết định 5130/QĐ-TLĐ quy định về các hình thức kỷ luật trong tổ chức công đoàn như sau: 

-  Đối với tập thể ban chấp hành, ban thường vụ, ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp và các tổ chức trong hệ thống công đoàn: Khiển trách, cảnh cáo, giải tán.

- Đối với đoàn viên công đoàn: Khiển trách, cảnh cáo, khai trừ.

- Đối với cán bộ công đoàn: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức (các chức vụ của công đoàn), khai trừ.

Các trường hợp cán bộ công đoàn bị khai trừ 

Theo đó, khai trừ các cán bộ công đoàn có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:

Trường hợp 1:

Hành vi vi phạm thuộc các trường hợp bị kỷ luật khiển trách, cảnh cáo hoặc cách chức (cụ thể là quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 19 Quyết định 5130/QĐ-TLĐ) mà gây hậu quả rất nghiêm trọng.

khai-tru-can-bo-cong-doan

 Trường hợp 2:

 Vi phạm một trong các trường hợp:

- Môi giới, nhận hối lộ trong tuyển dụng, cử tuyển, đề bạt, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, bố trí công tác hoặc nâng ngạch, khen thưởng, phong học hàm, xét phong tặng danh hiệu vinh dự trái quy định đối với cán bộ, công chức, viên chức.

- Chạy chức, chạy quyền, chạy bằng cấp,chạy khen thưởng, chạy tuổi, chạy luân chuyển, chạy tội; mua chuộc người khác để bản thân hoặc người khác được đề bạt, bổ nhiệm, chuyển đổi vị trí công tác.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vị trí công tác để can thiệp mang tính áp đặt vào việc tuyển dụng, tiếp nhận, bổ nhiệm, bố trí, sắp xếp, điều động cán bộ.

- Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị.

- Nghiện ma túy (có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền).

- Bị phạt tù mà không được hưởng án treo.

Như vậy, nếu cán bộ công đoàn vi phạm một trong 02 trường hợp trên thì sẽ bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khai trừ.

Quyết định kỷ luật có hiệu lực sau khi được công bố và được xóa kỷ luật sau 1 năm, tính từ ngày công bố quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật.

Các trường hợp chưa xem xét, xử lý kỷ luật và không xử lý kỷ luật

Bên cạnh các trường hợp vi phạm bị xử lý kỷ luật thì Quyết định 5130/QĐ-TLĐ cũng nêu rõ các trường hợp chưa xem xét, xử lý kỷ luật và không xử lý kỷ luật, cụ thể:

Trường hợp cán bộ vi phạm chưa xem xét, xử lý kỷ luật:

- Đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

- Đang mắc bệnh hiểm nghèo hoặc tạm thời đang mất khả năng nhận thức, bị ốm nặng điều trị nội trú tại bệnh viện được cơ quan y tế có thẩm quyền theo quy định của pháp luật (từ cấp huyện trở lên) xác nhận.

- Đang bị tạm giữ, tạm giam chờ kết luận cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật.

Trường hợp cán bộ, đoàn viên vi phạm không xem xét xử lý kỷ luật:

- Đã qua đời.

- Đã kịp thời báo cáo với cấp có thẩm quyền khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật nhưng không được xem xét giải quyết hoặc đã ý kiến tỏ rõ sự không tán thành với việc sai trái đó nhưng vẫn phải chấp hành và đã được bảo lưu ý kiến.

- Trước khi sự việc xảy ra đã chủ động báo cáo cho lãnh đạo, nghiêm túc và thành khẩn nhận khuyết điểm, tích cực phối hợp với đơn vị trong việc khắc phục hậu quả.

- Được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm trong tình thế bất khả kháng khi thi hành nhiệm vụ, công vụ.

-  Mất năng lực hành vi dân sự.

Xem thêm tại Quyết định 5130/QĐ-TLĐ có hiệu từ ngày 12/8/2022.

  •  170
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…