DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Cán bộ, công chức không có quyền sử dụng đất nông nghiệp?

Ngoài công việc chính tại cơ quan, một số cán bộ, công chức có nhu cầu canh tác nông nghiệp sau giờ làm để cải thiện đời sống. Tuy nhiên, để đảm bảo đất được sử dụng đúng mục đích, Nhà nước có chủ trương hạn chế một số đối tượng trong đó có cán bộ, công chức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp với mục đích trồng lúa. 

Có phải trong mọi trường hợp cán bộ, công chức sẽ không có quyền sử dụng đất nông nghiệp không? 

Cán bộ, công chức không có quyền sử dụng đất nông nghiệp - Minh hoạ

Căn cứ Khoản 3 Điều 191 Luật đất đai 2013 thì cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp sẽ không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa. Riêng đối với đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích khác sẽ không bị giới hạn.

Đồng thời điểm b Khoản 2 Điều 3 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT cũng quy định cá nhân không thuộc đối tượng được hưởng lương thường xuyên; đối tượng đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp xã hội được xem là người trực tiếp sản xuất nông nghiệp.

Vì vậy, cán bộ, công chức là người được hưởng lương thường xuyên bởi là những người làm việc thường xuyên được xếp lương do bảng lương được quy định bởi Nhà nước căn cứ theo Điều 1 Thông tư 08/2013/TT-BNV, vậy nên họ được xem là người không trực tiếp sản xuất nông nghiệp, không thuộc đối tượng được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho đất trồng lúa, tức là không thể mua đất trồng lúa.

Tuy nhiên pháp luật đã nêu rõ, cán bộ công chức quyền nhận chuyển nhượng, tặng cho các loại đất nông nghiệp khác như đất để làm muối, đất rừng sản xuất, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây hàng năm khác. 

Điều này có nghĩa là việc cán bộ công chức có được sở hữu đất nông nghiệp hay không phụ thuộc vào mục đích sử dụng đất của họ là gì. Họ không thể trực tiếp nhận chuyển nhượng hay nhận tặng cho đất nông nghiệp để trồng lúa nhưng nếu dùng đất nông nghiệp cho mục đích khác thì không trái pháp luật.

Trường hợp cán bộ, công chức tự ý thỏa thuận nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp với mục đích trồng lúa thì:

- Cơ quan đăng ký đất đai sẽ từ chối thực hiện đăng ký biến động đất đai bởi đây không phải trường hợp pháp luật cho phép.

- Cán bộ, công chức sẽ bị phạt tiền từ 02 - 05 triệu căn cứ theo khoản 2 Điều 26 Nghị định 91/2019/NĐ-CP

- Cán bộ, công chức phải thực hiện biện pháp khắc phục trả lại đất đã tặng cho theo quy định tại Khoản 3, Điều 5 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP.

Việc tự ý sang tên thỏa thuận chuyển nhượng đất nông nghiệp trong khi pháp luật không cho phép là vô cùng bất lợi cho những cán bộ, công chức, bởi tiền thì đã trao cho bên bán đất nhưng họ lại không được phép đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không có quyền định đoạt với đất như chuyển nhượng, tặng cho và khi xảy ra tranh chấp với bên bán, không có cơ sở chứng minh đất là của họ. 

Tóm lại, không phải mọi trường hợp mà cán bộ, công chức đều sẽ không có quyền nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp, họ sẽ được nhận chuyển nhượng nếu :

- Đất nông nghiệp không sử dụng vào mục đích trồng lúa

- Đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích trồng lúa nhưng không xuất phát từ việc nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho ( nghĩa là cán bộ công chức được nhận thừa kế loại đất này bởi trong quy định cấm theo Khoản 3 Điều 191 Luật đất đai 2013)

  •  4443
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…