DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Cán bộ, công chức được phép kinh doanh loại hình nào?

Cán bộ, công chức là những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào các chức vụ, chức danh và làm việc trong cơ quan của Nhà nước, được hưởng các chính sách cũng như lương từ ngân sách nhà nước. Theo nguyên tắc, một khi đã tham gia, làm việc trong cơ quan Nhà nước thì không được tham gia vào các hoạt động kinh doanh bên ngoài.
 
Điều này một phần nhằm đảm bảo thông tin, bí mật Nhà nước được an toàn và tránh việc lạm dụng chức vụ quyền hạn của mình mà ảnh hưởng đến tính công - tư khi làm việc. 
 
can-bo-cong-chuc-duoc-phep-kinh-doanh-loai-hinh-nao
 
Trường hợp đời sống khó khăn hoặc có nhu cầu làm thêm để kiếm thêm thu nhập thì cán bộ, công chức có thể tham gia kinh doanh dưới hình thức nào?
 
Cán bộ, công chức là ai?
 
(1) Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện).
 
Trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Do đó, điểm khác nổi bật của cán bộ là làm việc theo nhiệm kỳ đã được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ công chức 2008 (sửa đổi Luật Cán bộ, công chức và viên chức  2019).
 
(2) Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật theo Điều 2 Luật viên chức 2010 (sửa đổi Luật Cán bộ, công chức và viên chức  2019).
 
Các hình thức kinh doanh không được phép tham gia
 
Nhà nước quy định một số loại hình doanh nghiệp mà cán bộ, công chức không được phép tham gia, qua đó đảm bảo tính minh bạch, công bằng. Cụ thể tại khoản 2 Điều 20 Luật Phòng chống tham nhũng 2018 quy định người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị không được làm những việc sau đây:
 
- Nhũng nhiễu trong giải quyết công việc.
 
- Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác.
 
- Tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết.
 
- Thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ.
 
- Sử dụng trái phép thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
 
- Những việc khác mà người có chức vụ, quyền hạn không được làm theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Doanh nghiệp và luật khác có liên quan.
 
Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
 
(1) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.
 
(2) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
 
(3) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước.
 
(4) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác.
 
(5) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân.
 
(6) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
 
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.
 
(7) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
 
Như vậy, dù là thành lập hay là tham gia vào các loại hình doanh nghiệp thì cũng không cho phép cán bộ, công chức tham gia hoạt động nhằm ngăn ngừa tình trạng tham nhũng, làm quyền có thể xảy ra.
 
Loại hình kinh doanh mà cán bộ, công chức có thể tham gia
 
Theo quy định như trên thì trường hợp mà cán bộ, công chức có thể kinh doanh chỉ có thể là hộ gia đình và được tham gia góp vốn vào một số loại hình doanh nghiệp mà mình không có nghĩa vụ, trách nhiệm có liên quan.
 
Việc góp vốn vào các loại hình doanh nghiệp không được làm phát sinh các quyền điều hành như người thành lập doanh nghiệp. Loại hình góp vốn thông qua việc bạn bè, người thân đứng ra thành lập được sử dụng rất nhiều.
 
Bên cạnh đó, trừ trường hợp có quy định khác mà cán bộ, công chức được tham gia điều hành, hoạt động trong doanh nghiệp còn có những doanh nghiệp trực thuộc Nhà nước cũng như sử dụng vốn của Nhà nước được pháp luật quy định.
 
Dù vậy, trong điều kiện thông thường mặc dù vẫn cho phép cán bộ, công chức hoạt động kinh doanh nhưng đa phần theo hình thức hộ gia đình buôn bán nhỏ lẻ. Qua đó, đảm bảo công tác quản lý tham nhũng và tiêu cực được thực hiện một cách khách quan cũng như bảo vệ thông tin, bí mật nhà nước không được để lộ ra bên ngoài.
  •  393
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…