DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Cần bao nhiêu năm công tác pháp luật để đảm bảo tiêu chuẩn Giám đốc Sở Tư pháp?

Theo Điều 6 Thông tư 10/2019/TT-BTP quy định về tiêu chuẩn về trình độ, kinh nghiệm công tác chức danh Giám đốc Sở Tư pháp như sau:
 
1. Tiêu chuẩn về trình độ
 
a) Có trình độ cử nhân luật trở lên;
 
b) Đang giữ ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương trở lên;
 
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp hoặc có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc tương đương theo quy định;
 
d) Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc cử nhân chính trị hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận tương đương cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền;
 
đ) Có chứng chỉ bồi dưỡng lãnh đạo cấp vụ hoặc cấp sở;
 
e) Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 3 trở lên của khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
 
g) Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định để phục vụ công tác lãnh đạo, quản lý.
 
2. Tiêu chuẩn về kinh nghiệm công tác
 
Có thời gian công tác pháp luật từ đủ 05 năm trở lên và có ít nhất 03 năm đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo từ cấp trưởng phòng thuộc Sở hoặc tương đương trở lên. Trường hợp thời gian nêu trên không liên tục thì được cộng dồn.
 
3. Được quy hoạch chức danh Giám đốc Sở hoặc tương đương trở lên.
 
4. Tiêu chuẩn khác do cấp có thẩm quyền và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phù hợp với quy định tại Thông tư này.
 
5. Tiêu chuẩn khác theo quy định chung của Đảng và Nhà nước.
 
Như vậy, để trở thành Giám đốc Sở tư pháp thì cần đảm bảo công tác pháp luật từ đủ 05 năm trở lên và các điều kiện khác theo quy định trên.
 
Bên cạnh đó, cần đảm bảo các điều kiện chung của chức danh Giám đốc Sở Tư pháp tại Điều 4 Thông tư trên như sau:
 
1. Tiêu chuẩn về chính trị tư tưởng; đạo đức, lối sống; ý thức tổ chức kỷ luật; tác phong, lề lối làm việc
 
a) Có lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với nhân dân; kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu, lý tưởng về độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội và đường lối đổi mới của Đảng; kiên quyết đấu tranh bảo vệ Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước. Có tinh thần yêu nước nồng nàn, đặt lợi ích của Đảng, quốc gia - dân tộc, nhân dân, tập thể lên trên lợi ích cá nhân; sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp của Đảng, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân; lãnh đạo và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
 
b) Gương mẫu về đạo đức, lối sống, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, cơ hội, vụ lợi và kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cơ hội, thực dụng, bè phái, lợi ích nhóm, nói không đi đôi với làm; trung thực, khách quan, công tâm trong thực thi công vụ; gắn bó chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân và đáp ứng các Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức ngành Tư pháp;
 
c) Có tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật cao; thực hiện nghiêm túc các quy chế, quy định của cơ quan, đơn vị và có tinh thần giữ gìn đoàn kết nội bộ, thương yêu đồng chí, đồng nghiệp;
 
d) Có tác phong làm việc dân chủ, khoa học; có tinh thần học hỏi, nghiên cứu để nâng cao kiến thức, trình độ và năng lực công tác; năng động, sáng tạo, có bản lĩnh chuyên môn nghiệp vụ, quyết đoán và dám chịu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết công việc;
 
đ) Không lạm dụng chức vụ, quyền hạn và không để gia đình, người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi.
 
2. Tiêu chuẩn về năng lực
 
a) Có khả năng nghiên cứu pháp luật, phân tích chính sách; tổng kết thực tiễn, phân tích, dự báo, đề xuất các giải pháp xây dựng, hoàn thiện pháp luật, cải cách hành chính, cải cách tư pháp và đề xuất các giải pháp, phương pháp quản lý nhà nước về công tác tư pháp tại địa phương phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về công tác tư pháp của ngành Tư pháp và của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
 
b) Có tư duy độc lập, sáng tạo; có năng lực tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với lĩnh vực, nhiệm vụ chuyên môn được phân công phụ trách và yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
 
c) Có năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành; có khả năng tập hợp, đoàn kết công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, đơn vị và phối hợp với các cấp, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao;
 
d) Có khả năng phổ biến, tuyên truyền, thuyết phục, vận động các tổ chức, cá nhân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
 
đ) Có tư duy đổi mới, có tầm nhìn, phương pháp làm việc khoa học.
 
3. Tiêu chuẩn về hiểu biết
 
a) Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, phương hướng, nhiệm vụ phát triển của ngành Tư pháp;
 
b) Nắm vững các văn bản quy phạm pháp luật về ngành Tư pháp và các văn bản do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành;
 
c) Hiểu biết chuyên sâu về nghiệp vụ quản lý nhà nước về công tác tư pháp, pháp luật;
 
d) Nắm vững các nguyên tắc tổ chức, quy chế làm việc và mối quan hệ trong công tác của hệ thống chính trị trên địa bàn cấp tỉnh; có hiểu biết về khoa học lãnh đạo, quản lý;
 
đ) Hiểu biết tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại của địa phương, đối ngoại của đất nước.
  •  105
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…