DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Cách xác định ngôn ngữ ưu tiên áp dụng khi giao kết hợp đồng lao động

Trên thực tế, nếu hợp đồng lao động được lập bằng cả hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt, các bên thường sẽ thỏa thuận với nhau một điều khoản cụ thể ghi nhận ngôn ngữ nào sẽ được ưu tiên áp dụng khi có phát sinh tranh chấp. 

Tuy nhiên, nếu các bên không có sự thỏa thuận nào về ngôn ngữ sẽ được ưu tiên thì áp dụng cái nào?

Bộ luật Lao độngBộ luật Dân sự năm 2015 không có quy định về ngôn ngữ hợp đồng. Có thể hiểu là các bên ký kết có thể tự lựa chọn ngôn ngữ hợp đồng, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định riêng về ngôn ngữ hợp đồng. Tuy nhiên, tại Điều 404 của Bộ luật Dân sự có quy định về ngôn từ trong giải thích hợp đồng, cụ thể như sau:

“Điều 404 . Giải thích hợp đồng

1. Khi hợp đồng có điều khoản không rõ ràng thì việc giải thích điều khoản đó không chỉ dựa vào ngôn từ của hợp đồng mà còn phải căn cứ vào ý chí của các bên được thể hiện trong toàn bộ quá trình trước, tại thời điểm xác lập, thực hiện hợp đồng.

2. Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì phải giải thích theo nghĩa phù hợp nhất với mục đích, tính chất của hợp đồng.

3. Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ khó hiểu thì phải được giải thích theo tập quán tại địa điểm giao kết hợp đồng.

4. Các điều khoản trong hợp đồng phải được giải thích trong mối liên hệ với nhau, sao cho ý nghĩa của các điều khoản đó phù hợp với toàn bộ nội dung hợp đồng.

5. Trường hợp có sự mâu thuẫn giữa ý chí chung của các bên với ngôn từ sử dụng trong hợp đồng thì ý chí chung của các bên được dùng để giải thích hợp đồng.

6. Trường hợp bên soạn thảo đưa vào hợp đồng nội dung bất lợi cho bên kia thì khi giải thích hợp đồng phải theo hướng có lợi cho bên kia”.

 Như vậy trong trường hợp các bên không quy định thì hai bản đều có giá trị pháp lý như nhau. Trong trường hợp này thì cơ quan xét xử sẽ dùng tất cả tài liệu và hỏi, xem xét để tìm ra ý chí thực sự của các bên về nội dung đó.

Thực tiễn về các bản án, chúng ta thường thấy sẽ có các yếu tố sau để xác định ngôn ngữ ưu tiên áp dụng:

- Xét về chủ thể giao kết hợp đồng: Các bên đều là cá nhân, pháp nhân đều là người Việt Nam, sử dụng ngôn ngữ Việt Nam thì sẽ ưu tiên áp dụng ngôn ngữ Tiếng Việt;

- Bên yếu thế hoặc bên bị áp đặt hơn trong quan hệ hợp đồng thì sẽ ưu tiên áp dụng theo ngôn ngữ của họ;

- Ngôn ngữ thân thuộc của các bên gắn liền với quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng có nghĩa là trong quá trình giao kết các bên thường xuyên dùng ngôn ngữ mà các bên có thể hiểu được, để trao đổi các vấn đề liên quan trong quá trình thực hiện hợp đồng thì sẽ ưu tiên áp dụng ngôn ngữ đó.

- Ngôn ngữ được ghi đầu tiên trong hợp đồng, ngôn ngữ thuận tiện cho cơ quan tài phán đánh giá,… sẽ được ưu tiên áp dụng.

  •  900
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…