DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Cách giải quyết khi doanh nghiệp vi phạm quyền lợi người lao động

Vài lần đi ra vùng ngoại ô chơi, tình cờ nghe lỏm những câu chuyện than thở của mấy anh chị em công nhân, nào là bị ép tăng ca quá mức, rồi làm hơn 1 năm mới được đóng bảo hiểm, hay làm mấy năm trời lúc hết làm mới biết công ty không có đóng bảo hiểm cho mình, nghiêm trọng hơn có chị còn than là công ty tự viết đơn xin nghỉ việc cho mình…?!

Cách giải quyết khi DN vi phạm quyền lợi người lao động

Thực tế hiện nay, người lao động đã được Nhà nước bảo hộ thông qua các chính sách pháp luật, nhưng vẫn còn tồn tại rất nhiều doanh nghiệp (DN) “né” luật hoặc vẫn ngang nhiên vi phạm quyền lợi của người lao động.

Trước khi giải quyết vấn đề, bạn phải hiểu rằng mình có được những quyền lợi nào nhé, bạn có thể tham khảo bài viết 18 ĐIỀU NGƯỜI LAO ĐỘNG NÊN BIẾT ĐỂ TỰ BẢO VỆ MÌNH

Dưới đây là hướng dẫn các bạn giải quyết khi DN vi phạm quyền lợi của người lao động thông qua một vài trường hợp đặc trưng.

1. DN trốn đóng BHXH cho người lao động

Tình trạng hiện nay:

- Khi tuyển dụng, DN thỏa thuận trả lương cao hơn 1 khoản thay vì đóng BHXH cho bạn.

- Hàng tháng, bạn vẫn phải trích số lương của mình để đóng BHXH, nhưng đến khi nghỉ việc mới biết DN hoàn toàn không đóng số tiền này cho BHXH, 1 số trả lại khoản người lao động đã đóng, 1 số khác thì không.

Cách giải quyết:

- Nói không với thỏa thuận trái pháp luật này của DN.

- Trước tiên, bạn gửi đơn khiếu nại đến DN yêu cầu giải quyết thỏa đáng về việc không đóng BHXH trong thời gian bạn đã làm việc vừa qua, nếu kết quả không thỏa đáng, bạn có quyền làm đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp này và gửi đến Tòa án cấp quận/huyện nơi DN đóng trụ sở.

Nhớ là khi yêu cầu giải quyết tranh chấp, người lao động không phải bỏ ra một đồng nào tiền án phí nha các bạn!

Cách đề phòng: Khi bắt đầu phải trích số lương của mình để đóng BHXH, bạn yêu cầu DN phát sổ BHXH cho mình, bởi từ 01/01/2016, người lao động phải tự bảo quản sổ BHXH cho mình.

Giữ được sổ BHXH trong tay, bạn có thể tra cứu tình hình đóng BHXH cho mình của DN như thế nào, thông qua việc gõ công cụ tìm kiếm “tra cứu kết quả đóng BHXH_tên tỉnh (nơi bạn làm việc)”.

2. Ép người lao động tăng ca quá mức

Tình trạng hiện nay: Đây là thực trạng xảy ra nhiều đối với anh/chị/em công nhân, bị ép làm việc 1 ngày 14 – 15 tiếng đồng hồ, nhưng họ không biết tỏ cùng ai, bởi nếu ý kiến thì 1 là nghỉ việc, 2 là bị trù dập.

Cách giải quyết: Bạn có thể liên hệ trực tiếp với lãnh đạo DN để trình bày quan điểm bảo vệ quyền lợi cho mình, nếu không đạt sự thỏa thuận thì bạn cần phải thực hiện thủ tục hòa giải thông qua hòa giải viên cơ sở.

Sau khi giải quyết hòa giải, nếu không đạt được thỏa thuận, bạn có quyền yêu cầu Tòa án cấp quận/huyện nơi DN đóng trụ sở giải quyết.

3. Tự ý viết đơn xin nghỉ việc cho người lao động

Tình trạng hiện nay: Nhiều DN hiện nay dùng chiêu lách luật bằng cách cho nhân viên thôi việc, tự ý ban hành Quyết định cho thôi việc dựa trên căn cứ đơn xin nghỉ việc của người lao động, nhưng đơn xin nghỉ việc này không phải chính tay người lao động viết mà là do phía DN thực hiện để hợp pháp hóa.

Cách giải quyết: Khởi kiện Tòa án cấp quận/huyện về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao đồng trái pháp luật.

Nhớ 1 điều là bạn cũng không phải tốn tiền án phí khi yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc này nhé.

Nói có sách, mách có chứng: Các hướng dẫn nêu trên dựa trên các căn cứ Quyết định 959/QĐ-BHXH; Bộ luật tố tụng dân sự 2004Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án.

Các bạn có thắc mắc gì cứ comment bên dưới bài viết này, mình cùng các thành viên Dân Luật khác sẽ giải đáp cho bạn.

P/S: Lần sau, mình sẽ hướng dẫn các bạn cách viết đơn khởi kiện DN vi phạm quyền lợi người lao động, đón chờ nhé các bạn.:'(

  •  9246
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…