DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Các trường hợp NLĐ không được hưởng chế độ tai nạn lao động

Hiện nay, chế độ tai nạn lao động là một phần không thể thiếu trong quá trình lao động, khi người lao động (NLĐ) xảy ra tai nạn trong thời gian làm việc thì được người sử dụng lao động (NSDLĐ) và bên bảo hiểm tai nạn lao động chi trả một khoản tiền đền bù.
 
che-do-tai-nan-lao-dong
 
Tuy nhiên, không phải trong trường hợp nào NLĐ cũng được hỗ trợ chế độ tai nạn lao động từ NSDLĐ cũng như bảo hiểm. Sau đây là một số trường hợp NLĐ cần chú ý để tránh “tiền mất tật mang” mà không nhận được hưởng chế độ tai nạn lao động. 
 
Không được hưởng bồi thường tai nạn lao động từ NSDLĐ
 
Pháp luật hiện hành quy định rõ các trường hợp mà NLĐ sẽ không nhận được các khoản tiền trợ cấp từ NSDLĐ khi rời vào một trong các trường hợp quy định tại Điều 40 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 bao gồm:
 
(1) NLĐ bị thương tật từ mâu thuẫn gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động kể cả trong cơ sở lao động lẫn bên ngoài. Theo quy định này thì NLĐ đã vi phạm nội quy của doanh nghiệp. Trừ trường hợp ẩu đả mà không phải do lỗi của NLĐ hoặc bị hiểu nhầm thì có thể xem xét việc ra quyết định đến từ NSDLĐ và bên công đoàn.
 
(2) Trường hợp tiếp theo là NLĐ cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân mà không do lỗi khách quan từ bên thứ tác động thì trường hợp này sẽ không được hưởng chế độ tai nạn lao động từ NSDLĐ.
 
(3) Trường hợp NLĐ bị tai nạn nhưng không làm chủ được ý thức do sử dụng ma túy, chất gây nghiện trái với quy định của pháp luật. Theo đó, NLĐ sẽ không được nhận trợ cấp tai nạn do sử dụng chất trái quy định pháp luật và nội quy công ty. Trường hợp này NLĐ không những không được hưởng trợ cấp mà có thể bị đuổi việc.
 
Trên đây là tổng hợp 03 trường hợp được pháp luật quy định nhằm hạn chế các trường hợp không phải do lỗi của NSDLĐ nhưng vẫn phải bồi thường và ngăn chặn các hành vi lợi dụng quy định để hưởng chế độ lao động.
 
Không được hưởng bảo hiểm tai nạn lao động
 
Bên cạnh việc hưởng chế độ tai nạn lao động từ NSDLĐ, thì NLĐ trong quá trình làm việc có tham gia bảo hiểm tai nạn sẽ được bên bảo hiểm chi trả nếu có phát sinh tai nạn. Dù vậy, để được được hưởng chế độ tai nạn lao động thì phải đáp ứng đủ các điều kiện được quy định tại Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 như sau:
 
Đầu tiên là bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây thì NLĐ sẽ được hưởng bảo hiểm:
 
NLĐ bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc. Theo quy định này, thì không kể địa điểm hay thời gian miễn NLĐ làm việc theo yêu cầu của công ty đưa ra mà có phát sinh tai nạn thì sẽ được hưởng bảo hiểm.
 
NLĐ bị tai nạn ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc. Bên cạnh đó, một lợi thế khi tham gia bảo hiểm tai nạn lao động là NLĐ vẫn được bồi thường tai nạn khi không làm trong giờ làm việc và tại địa điểm khác không thuộc công ty.
 
Điều kiện cuối là NLĐ xảy ra tai nạn trên đường đến nơi làm việc và lúc trở về nơi ở. Tai nạn được hưởng bảo hiểm khi đang trên đường di chuyển mà có liên quan đến địa điểm làm việc thì được xem là tai nạn lao động.
 
Thứ hai là suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên, NLĐ sẽ được bên bảo hiểm chi trả số tiền bồi thường do suy giảm khả năng lao động do bị tác động của ngành, nghề mà NLĐ đang làm từ 5% trở lên.
 
Thứ ba là  NLĐ không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định Điều 40 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.
 
Nếu NLĐ gặp tai nạn mà không thuộc những điều kiện nêu trên thì sẽ không được bên bảo hiểm bồi thường tai nạn lao động. Ví dụ như suy giảm thể lực từ 5% trở xuống thì vẫn chưa thể đáp ứng được điều kiện hưởng bảo hiểm.
 
Như vậy, NLĐ cần lưu ý rõ về các trường hợp xảy ra tai nạn lao động một cách chính đáng thì nhất định NSDLĐ và bên bảo hiểm sẽ chi trả bồi thường. Tránh trường hợp tai nạn mà không thuộc phạm vi bồi thường thì NLĐ sẽ phải gánh chịu thiệt hại.
  •  366
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…